Lão nông xây nhà máy nước
- Thứ hai - 02/12/2013 04:01
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hơn 3.000 hộ dân hưởng lợi
Dù lão nông Nguyễn Trung Tính giờ đã không còn (ông mất cách đây 3 tháng), nhưng với người dân 2 xã Quang Trung và Quang Hưng (Kiến Xương) đang hưởng lợi từ công trình nước sạch mà ông để lại, sẽ mãi không quên ơn nghĩa lớn lao này. Hiện nhà máy nước sạch của Doanh nghiệp tư nhân Thương Trường Thảo đang do bà Lệ (vợ ông) cáng đáng. Nhớ về những ngày đầu bắt tay vào xây nhà máy nước sạch trên quê hương, bà Lệ kể: “Sau khi tính toán, số tiền cho dự án lên đến trên 3 tỷ đồng mà trong nhà không có đủ, chúng tôi đã mang dự án tới ngân hàng để vay tiền, nhưng không được, nên đành chọn cách vận động các hộ dân trong thôn góp sức đối ứng làm cùng. Nhưng không những họ không đồng tình ủng hộ, còn bảo chúng tôi “gàn” hâm. “Bỏ ngoài tai tất cả, chúng tôi đành đi vay nặng lãi với mức 22%/năm. Mỗi tháng gia đình phải bỏ ra hơn 50 triệu đồng tiền đóng lãi cũng “run” lắm. Nhưng đã quyết tâm, chúng tôi vẫn quyết định “liều” để làm” - bà Lệ nhớ lại.
Để thuyết phục bà con thay đổi cách nghĩ và để có vốn đối ứng, hai ông bà đã chuyển từ phương án xây dựng tổng thể nhà máy, nhanh gọn sang phương án cuốn chiếu “lấy ngắn nuôi dài”. “Nhờ có cách làm trên, trong thời gian ngắn chúng tôi đã huy động được hơn 10 tỷ đồng vốn đối ứng. Được tiếp sức, công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 8.2011 sau 7 tháng thi công”- bà Lệ phấn khởi khoe. Sau khi nhà máy nước sạch đi vào hoạt động, ông bà đã quyết định thành lập Doanh nghiệp tư nhân Thương Trường Thảo với địa bàn cung cấp nước ban đầu chủ yếu ở 2 thôn Mỹ Nguyên và Thượng Phúc (Quang Trung) và thôn Cao Mại (Quang Hưng) với nhiều chính sách hỗ trợ bà con.
Mong được vay vốn ưu đãi
Ông Nguyễn Văn Thân- thành viên Ban quản lý Doanh nghiệp Thương Trường Thảo chia sẻ: “Việc một nông dân tự đứng ra xây nhà máy nước sạch ở vùng nông thôn này quả là một kỳ tích. Công trình không chỉ tiết kiệm cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng mà còn giúp 2 xã Quang Trung và Quang Hưng giải quyết được bài toán nước sạch - một tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Mặt khác còn tạo việc làm cho gần 20 lao động với mức lương trên 3 triệu đồng/người/tháng”. Ông Vũ Văn Tuyến - Chủ tịch UBND xã Quang Trung đánh giá: “Bằng sự sáng tạo trong cách làm, Doanh nghiệp Thương Trường Thảo đã thành công trong việc cung cấp sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân trong xã”.
Tuy nhiên, bà Lê Thị Lệ - Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Thương Trường Thảo cho hay: “Từ khi đi vào hoạt động, giúp địa phương thực hiện dự án nước sạch vệ sinh môi trường, hoàn thành tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, nhưng doanh nghiệp chưa hề được hưởng những hỗ trợ cho dự án nước sạch, cũng như vay vốn ưu đãi dài hạn, mà vẫn phải “tự bơi”.
Dù lão nông Nguyễn Trung Tính giờ đã không còn (ông mất cách đây 3 tháng), nhưng với người dân 2 xã Quang Trung và Quang Hưng (Kiến Xương) đang hưởng lợi từ công trình nước sạch mà ông để lại, sẽ mãi không quên ơn nghĩa lớn lao này. Hiện nhà máy nước sạch của Doanh nghiệp tư nhân Thương Trường Thảo đang do bà Lệ (vợ ông) cáng đáng. Nhớ về những ngày đầu bắt tay vào xây nhà máy nước sạch trên quê hương, bà Lệ kể: “Sau khi tính toán, số tiền cho dự án lên đến trên 3 tỷ đồng mà trong nhà không có đủ, chúng tôi đã mang dự án tới ngân hàng để vay tiền, nhưng không được, nên đành chọn cách vận động các hộ dân trong thôn góp sức đối ứng làm cùng. Nhưng không những họ không đồng tình ủng hộ, còn bảo chúng tôi “gàn” hâm. “Bỏ ngoài tai tất cả, chúng tôi đành đi vay nặng lãi với mức 22%/năm. Mỗi tháng gia đình phải bỏ ra hơn 50 triệu đồng tiền đóng lãi cũng “run” lắm. Nhưng đã quyết tâm, chúng tôi vẫn quyết định “liều” để làm” - bà Lệ nhớ lại.
Bà Lê Thị Lệ - Giám đốc Doanh nghiệp Thương Trường Thảo đang kiểm tra kỹ thuật máy lọc nước sạch.
Để thuyết phục bà con thay đổi cách nghĩ và để có vốn đối ứng, hai ông bà đã chuyển từ phương án xây dựng tổng thể nhà máy, nhanh gọn sang phương án cuốn chiếu “lấy ngắn nuôi dài”. “Nhờ có cách làm trên, trong thời gian ngắn chúng tôi đã huy động được hơn 10 tỷ đồng vốn đối ứng. Được tiếp sức, công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 8.2011 sau 7 tháng thi công”- bà Lệ phấn khởi khoe. Sau khi nhà máy nước sạch đi vào hoạt động, ông bà đã quyết định thành lập Doanh nghiệp tư nhân Thương Trường Thảo với địa bàn cung cấp nước ban đầu chủ yếu ở 2 thôn Mỹ Nguyên và Thượng Phúc (Quang Trung) và thôn Cao Mại (Quang Hưng) với nhiều chính sách hỗ trợ bà con.
Mong được vay vốn ưu đãi
"Trước nhu cầu về nước sạch của người dân các xã lân cận, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư máy móc và mở rộng quy mô diện tích nhà máy. Vì vậy, rất cần tỉnh và huyện tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi được vay vốn ưu đãi dài hạn”. |
Tuy nhiên, bà Lê Thị Lệ - Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Thương Trường Thảo cho hay: “Từ khi đi vào hoạt động, giúp địa phương thực hiện dự án nước sạch vệ sinh môi trường, hoàn thành tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, nhưng doanh nghiệp chưa hề được hưởng những hỗ trợ cho dự án nước sạch, cũng như vay vốn ưu đãi dài hạn, mà vẫn phải “tự bơi”.
Nguồn: danviet.vn