Liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn
- Thứ ba - 02/07/2019 08:58
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Lãnh đạo tỉnh kiểm tra mô hình sản xuất rau thủy canh tại Cơ sở 188 Mạo Khê, TX Đông Triều. Ảnh: Việt Hoa
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, trên địa bàn Quảng Ninh hiện có 2.860 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Trong đó, cấp tỉnh quản lý 759 cơ sở, cấp huyện 210 cơ sở. Toàn tỉnh đang có 13 cơ sở được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Ngành nông nghiệp tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển các loại sản phẩm và thị trường tiêu thụ nông sản, nhất là nhu cầu về thực phẩm an toàn trên địa bàn ngày càng lớn... Vì vậy, việc xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn, mô hình liên kết theo chuỗi cung ứng hàng hoá để quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đang là hướng đi phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.
Để thực hiện hiệu quả hoạt động kết nối sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm an toàn, Sở NN&PTNT đã và đang tập trung hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đăng ký chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, sản phẩm đưa ra thị trường có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và liên kết chuỗi để bao tiêu các sản phẩm an toàn.
Bà Lê Thị Thà, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong cho biết: Hiện nay, chúng tôi đã được xác nhận là cơ sở sản xuất sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Chính vì vậy, để thực hiện liên kết sản xuất thực phẩm an toàn, chúng tôi luôn quan tâm tới công tác đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng ATTP. Qua đó, HTX đã định ra phương hướng phát triển theo từng năm để đầu tư thành chuỗi hoạt động khép kín từ các khâu chọn con giống, nuôi trồng sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường. HTX cũng dần hoàn thiện đầu tư công nghệ, máy móc để cho ra thị trường những sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Tới nay, HTX đã cung ứng cho các bếp ăn công nghiệp và bán ra thị trường gần 2 tấn rau, củ, quả mỗi ngày.
Nông dân TX Đông Triều tham gia sản xuất trên đồng đất đã cho HTX Hoa Phong thuê.
Nhằm khuyến khích các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn phát triển bền vững, 6 tháng đầu năm 2019, Sở NN&PTNT đã tập trung tuyên truyền công khai trên cổng thông tin của đơn vị danh sách các cơ sở được kiểm soát, chứng nhận ATTP, cơ sở được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, để người tiêu dùng biết và lựa chọn. Sở cũng duy trì hoạt động đường dây nóng về ATTP lĩnh vực nông nghiệp qua số điện thoại 0203.3634222 và 098.2284245 để kịp thời nắm bắt thông tin, xử lý vi phạm.
Tính đến nay, Sở NN&PTNT đã thực hiện lấy 53 mẫu sản phẩm để kiểm tra chỉ tiêu về chất cấm, vi sinh vật, tảo độc, độc tố sinh học biển (ASP, DSP, PSP), vi khuẩn E.coli, kim loại nặng, thuốc trừ sâu chlor hữu cơ. Xét nghiệm xác định 40 mẫu đạt yêu cầu, 13 mẫu còn lại chưa có kết quả.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Sở NN&PTNT cho biết: Để thực hiện chuỗi liên kết, Sở đã giao cho Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, cấp giấy chứng nhận ATTP cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Thống kê từ đầu năm tới nay, Chi cục đã thực hiện cấp 17 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở. Lũy kế, đến nay toàn ngành đã thực hiện cấp 1.079 giấy chứng nhận ATTP, đạt 93% kế hoạch. Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục hoàn thiện tham mưu, trình UBND tỉnh các dự thảo nghị quyết chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Đồng thời, tập trung chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất tại các vùng hàng hóa nông nghiệp tập trung, khu sản xuất chế biến thực phẩm an toàn; nhân rộng các mô hình, dự án, chương trình có hiệu quả cao như VietGAP trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản và thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm, chuỗi cung ứng thực phẩm gắn với xác nhận sản phẩm an toàn.
https://quangninh.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=84844
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, trên địa bàn Quảng Ninh hiện có 2.860 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Trong đó, cấp tỉnh quản lý 759 cơ sở, cấp huyện 210 cơ sở. Toàn tỉnh đang có 13 cơ sở được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Ngành nông nghiệp tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển các loại sản phẩm và thị trường tiêu thụ nông sản, nhất là nhu cầu về thực phẩm an toàn trên địa bàn ngày càng lớn... Vì vậy, việc xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn, mô hình liên kết theo chuỗi cung ứng hàng hoá để quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đang là hướng đi phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.
Để thực hiện hiệu quả hoạt động kết nối sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm an toàn, Sở NN&PTNT đã và đang tập trung hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đăng ký chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, sản phẩm đưa ra thị trường có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và liên kết chuỗi để bao tiêu các sản phẩm an toàn.
Bà Lê Thị Thà, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong cho biết: Hiện nay, chúng tôi đã được xác nhận là cơ sở sản xuất sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Chính vì vậy, để thực hiện liên kết sản xuất thực phẩm an toàn, chúng tôi luôn quan tâm tới công tác đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng ATTP. Qua đó, HTX đã định ra phương hướng phát triển theo từng năm để đầu tư thành chuỗi hoạt động khép kín từ các khâu chọn con giống, nuôi trồng sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường. HTX cũng dần hoàn thiện đầu tư công nghệ, máy móc để cho ra thị trường những sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Tới nay, HTX đã cung ứng cho các bếp ăn công nghiệp và bán ra thị trường gần 2 tấn rau, củ, quả mỗi ngày.
Nông dân TX Đông Triều tham gia sản xuất trên đồng đất đã cho HTX Hoa Phong thuê.
Nhằm khuyến khích các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn phát triển bền vững, 6 tháng đầu năm 2019, Sở NN&PTNT đã tập trung tuyên truyền công khai trên cổng thông tin của đơn vị danh sách các cơ sở được kiểm soát, chứng nhận ATTP, cơ sở được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, để người tiêu dùng biết và lựa chọn. Sở cũng duy trì hoạt động đường dây nóng về ATTP lĩnh vực nông nghiệp qua số điện thoại 0203.3634222 và 098.2284245 để kịp thời nắm bắt thông tin, xử lý vi phạm.
Tính đến nay, Sở NN&PTNT đã thực hiện lấy 53 mẫu sản phẩm để kiểm tra chỉ tiêu về chất cấm, vi sinh vật, tảo độc, độc tố sinh học biển (ASP, DSP, PSP), vi khuẩn E.coli, kim loại nặng, thuốc trừ sâu chlor hữu cơ. Xét nghiệm xác định 40 mẫu đạt yêu cầu, 13 mẫu còn lại chưa có kết quả.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Sở NN&PTNT cho biết: Để thực hiện chuỗi liên kết, Sở đã giao cho Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, cấp giấy chứng nhận ATTP cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Thống kê từ đầu năm tới nay, Chi cục đã thực hiện cấp 17 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở. Lũy kế, đến nay toàn ngành đã thực hiện cấp 1.079 giấy chứng nhận ATTP, đạt 93% kế hoạch. Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục hoàn thiện tham mưu, trình UBND tỉnh các dự thảo nghị quyết chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Đồng thời, tập trung chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất tại các vùng hàng hóa nông nghiệp tập trung, khu sản xuất chế biến thực phẩm an toàn; nhân rộng các mô hình, dự án, chương trình có hiệu quả cao như VietGAP trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản và thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm, chuỗi cung ứng thực phẩm gắn với xác nhận sản phẩm an toàn.
https://quangninh.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=84844
Theo Minh Đức/quangninh.gov.vn