Nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng đời sống văn hóa
- Thứ hai - 30/03/2015 22:47
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bà Trịnh Thị Thủy |
Bà Trịnh Thị Thủy: Đây là một phong trào rộng lớn nhất hiện nay và có nhiều tác động tích cực đến phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Hiện nay, cả nước có hơn 90% các xã đã hoàn thành xong việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới, có 945/3.028 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới (đạt tỷ lệ 31,21%). Phong trào đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như: Hiến đất mở đường, làm nhà văn hóa-khu thể thao, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng cảnh quan môi trường, đường làng ngõ xóm, giúp nhau xóa đói giảm nghèo bền vững, góp phần hoàn thành 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nổi bật là tinh thần đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau lúc hoạn nạn, thể hiện rõ trong phong trào cả nước hướng về đồng bào miền Trung trong những trận lũ lụt vừa qua. Trong đó đã có những tấm gương hy sinh thân mình để cứu giúp đồng bào, đồng chí.
Biểu diễn văn nghệ trong Liên hoan nghệ thuật quần chúng về xây dựng nông thôn mới. Ảnh: CHÂU XUYÊN |
Bà Trịnh Thị Thủy: Thực tiễn cho thấy, việc chỉ đạo và kiểm tra công tác thực hiện ở cơ sở vẫn còn một số khó khăn. Ban chỉ đạo một số địa phương chưa cập nhật và hiểu sâu các văn bản để đổi mới phương pháp, cách thức thực hiện phù hợp với tình hình phát triển của phong trào. Việc thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo và ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động các cấp còn chậm, dẫn đến việc chưa phát huy được hiệu quả sự lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể. Việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào ở các địa phương còn ít so với yêu cầu thực tế. Công tác tuyên truyền, vận động ở địa phương còn yếu, chưa phát huy được ý thức tự nguyện, tự giác, chưa thay đổi được nhận thức của các tầng lớp nhân dân, nhất là nhận thức về quyền lợi của người dân sẽ được hưởng khi triển khai xây dựng nông thôn mới với các mục tiêu, tiêu chí đã đề ra.
Ngoài ra, một số tiêu chí cụ thể phấn đấu đạt các danh hiệu của phong trào ở các tỉnh miền núi, khu vực phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long còn thấp, chưa bảo đảm chất lượng. Còn có biểu hiện chạy theo thành tích số lượng trong việc công nhận các danh hiệu văn hóa, chưa tạo động lực thúc đẩy thực hiện phong trào ở địa phương. Kết quả thực hiện phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” ở một số địa phương còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, sự phối hợp giữa các thành viên Ban chỉ đạo địa phương chưa chặt chẽ, kinh phí triển khai thực hiện phong trào còn bất cập, một số địa phương bố trí ít hoặc không có kinh phí.
PV: Năm 2015 có nhiều hoạt động kỷ niệm, ngày lễ lớn, việc lồng ghép phong trào với xây dựng nông thôn mới được triển khai như thế nào cho hiệu quả hơn, thưa bà?
Bà Trịnh Thị Thủy: Năm nay có nhiều hoạt động kỷ niệm lớn của đất nước, Ban chỉ đạo đã triển khai nhiều nội dung. Trong đó phát huy vai trò của Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các cấp; nâng cao vai trò chủ thể của người dân và vai trò tự quản của các cộng đồng dân cư ở nông thôn. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các tiêu chí về văn hóa và môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Triển khai việc công nhận các “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” theo phê duyệt của Chính phủ.
Tăng cường tổ chức, hướng dẫn các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và vui chơi giải trí trên địa bàn nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, nhằm tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền Nghị quyết số 33-NQ/TW của Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, trong đó có nội dung xây dựng nông thôn mới.
PV: Vậy Ban chỉ đạo phong trào sẽ có những kế hoạch trọng tâm, trọng điểm nào trong thời gian tới?
Bà Trịnh Thị Thủy: Trong năm 2015, Ban chỉ đạo lấy nội dung phát động và đăng ký thi đua xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” làm nhiệm vụ trọng tâm, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công nhân viên chức và người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó, yêu cầu các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo Trung ương có kế hoạch chỉ đạo ngành dọc và các địa phương được phân công để chỉ đạo phong trào; gắn kết chặt chẽ chức năng, nhiệm vụ của ngành với các hoạt động của địa phương; chỉ đạo, kiểm tra, tìm giải pháp tháo gỡ những vướng mắc, bất cập hiện nay.
PV: Xin cảm ơn bà!
VƯƠNG HÀ (thực hiện)
Nguồn: qdnd.vn