1.500 trại nuôi có nguy cơ bị “bỏ hoang” Ngày 16.5, các chủ trại chăn nuôi tại khu vực miền Đông Nam bộ, ĐBSCL cùng đại diện các công ty chăn nuôi lớn như C.P, Japfa, Emivest đã tổ chức cuộc họp và đồng loạt lên tiếng kêu cứu trước tình trạng nguy cấp của người chăn nuôi. Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, từ sau Tết Quý Tỵ đến nay, sức mua trên thị trường sụt giảm mạnh do suy thoái kinh tế. Ngoài ra, thông tin dịch cúm gia cầm H7N9 tại Trung Quốc khiến người tiêu dùng càng thêm hoang mang, nên nhu cầu ngày càng giảm. Hiện tại, giá gà vịt bán ra tại trại chăn nuôi chỉ bằng một nửa so với giá thành. Cụ thể giá thành vịt nuôi 40.000 đồng/kg, bán ra 33.000 đồng/kg; gà công nghiệp giá thành 30.000 - 31.000 đồng/kg, giá bán hiện tại chỉ còn 16.000 đồng/kg. Ngành chăn nuôi đang bên bờ vực phá sản - Ảnh: Q.T Ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ, dự báo: “Tình hình sẽ còn tiếp tục căng thẳng vì sắp vào dịp nghỉ hè, các bếp ăn tạm nghỉ thì sức tiêu thụ thịt gà sẽ còn giảm sút nữa. Nếu tình trạng này còn kéo dài thêm vài ba tuần nữa thì người nuôi phá sản hàng loạt”. | | | Thực tế hiện nay, các công ty chăn nuôi lớn có vốn đầu tư nước ngoài như C.P, Japfa, Emivest đều đã chủ động thu hẹp sản xuất. Chẳng hạn như C.P đã giảm 50% đàn gà công nghiệp, không phát triển đàn heo, ngưng hoạt động các trại không hiệu quả. Ông Âu Thanh Long cảnh báo: “Các công ty nước ngoài đang có ý định rút lui khỏi Việt Nam. Trong khi đó hầu hết các trại chăn nuôi khu vực Đông Nam bộ đều đang nuôi gia công cho những công ty này, nếu họ tháo chạy thì gần 1.500 trại nuôi hiện tại sẽ trở thành đống sắt vụn, hàng ngàn tỉ đồng đã đầu tư sẽ trở thành nợ xấu và càng thêm gánh nặng cho nền kinh tế”. | | Hiện nay Chính phủ áp dụng lãi suất mới thấp hơn, nhưng nhiều trại chăn nuôi đã được đem thế chấp hết rồi, nợ cũ chưa trả sao vay được nợ mới? Ông Nguyễn Đức Bình Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai | Lấy gì để vay? | | | Trước tình hình này, ông Nguyễn Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, kiến nghị: “Hiện nay Chính phủ áp dụng lãi suất mới thấp hơn, nhưng nhiều trại chăn nuôi đã được đem thế chấp hết rồi, nợ cũ chưa trả sao vay được nợ mới? Do đó chúng tôi kiến nghị Chính phủ cần dành một khoản ngân sách hỗ trợ vốn vay cho người chăn nuôi, đây là giải pháp hết sức cấp thiết”. Tương tự, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Bình Phước cũng kiến nghị Chính phủ có cơ chế khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm đã được kiểm dịch, có chính sách bảo hiểm về giá cả vật nuôi, bảo hiểm cho người chăn nuôi; ngăn chặn tuyệt đối gà thải loại nhập khẩu và hạn chế tối đa các sản phẩm chăn nuôi không đạt chất lượng; hỗ trợ giảm, điều chỉnh thuế VAT cho thức ăn chăn nuôi để người chăn nuôi có điều kiện duy trì sản xuất… Nguồn: Thanh niên |