Nhân Ngày Nước thế giới 2015 Sử dụng nước cho phát triển bền vững
- Chủ nhật - 22/03/2015 00:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
QĐND - Ngày 22-3 hằng năm được lựa chọn tổ chức Ngày Nước thế giới. Năm nay, với chủ đề: “Nước là cốt lõi của phát triển bền vững”, sự kiện này hướng đến kêu gọi cộng đồng quan tâm đến mối liên hệ giữa phát triển bền vững và tài nguyên nước. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước dồi dào, tuy nhiên, không ít thách thức đang đặt ra trong quá trình sử dụng và quản lý nguồn nước.
Mới chỉ 30% người dân nông thôn được dùng nước sạch
Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025, con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Số liệu của Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10km trở lên. Các sông suối này nằm trong 108 lưu vực sông được phân bố và trải dài trên cả nước. “Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú cả về lượng mưa, nguồn nước mặt trong các hệ thống sông, hồ và nguồn nước dưới đất”, ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước đánh giá.
Nước cung cấp cho sinh hoạt và vệ sinh của người dân đang ngày càng được cải thiện. Đến nay hầu hết các thành phố, thị xã ở Việt Nam đều có hệ thống cấp nước tập trung và khoảng 300/635 thị trấn, thị tứ có dự án xây dựng hệ thống cấp nước tập trung. Với yêu cầu cấp nước cho khoảng 30 triệu người dân cùng với nhu cầu nước cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vệ sinh môi trường tại các đô thị cần khoảng từ 8 đến 10 triệu mét khối/ngày. Đối với khu vực nông thôn, đến nay có khoảng 62% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn nước sạch thì tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 30%.
Tại Việt Nam, nguồn nước có vai trò chủ đạo trong những thành tựu đạt được về sản xuất lúa gạo, góp phần quan trọng đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hiện nay, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, chiếm tỷ lệ 70% lượng nước sử dụng. Bên cạnh bảo đảm an ninh lương thực, nguồn nước dồi dào cũng giúp nước ta đáp ứng lượng tiêu thụ lớn về năng lượng trong điều kiện nhu cầu không ngừng gia tăng. Tiềm năng thủy điện của Việt Nam tập trung chủ yếu trên lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai và các lưu vực sông ở miền Trung và Tây Nguyên. Dự báo, tổng công suất thủy điện đến năm 2025 là hơn 33.000MW.
Tài nguyên nước không phải vô hạn
Đối với nhiều nước trên thế giới, nguy cơ cạn kiện nguồn nước đang hiện hữu và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng cũng như các vấn đề an sinh, xã hội khác. Theo Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, một tổ chức phi chính phủ về phát triển nông thôn, nhân đạo, việc tưới tiêu nước trong nông nghiệp sử dụng 70% tổng số khối lượng nước được khai thác trên toàn thế giới. Đối với các nước đang phát triển, con số này là gần 95%. Đến nay, nguồn nước ngầm đã giảm mạnh và cạn kiệt ở 20 nước với dân số chiếm tới 50% dân số thế giới. Trong khi đó, nhu cầu lương thực dự kiến tăng gấp đôi sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu về nước, cùng với tác động của biến đổi khí hậu sẽ tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng nước.
Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức đối với việc quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Đánh giá của Cục Quản lý tài nguyên nước cho thấy, hơn 2/3 lượng nước trên các hệ thống sông của Việt Nam được hình thành từ ngoài lãnh thổ, trong khi cơ chế, chính sách hợp tác, chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia chưa hiệu quả. “Tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước vẫn tiếp tục gia tăng trong khi cơ chế kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, các hoạt động chặt phá rừng chưa hiệu quả, cộng với tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước đang ngày càng rõ rệt hơn”, ông Hoàng Văn Bẩy nhận định. Việt Nam là nước đang phát triển với nền kinh tế năng động, nhu cầu nước của các ngành kinh tế không ngừng tăng lên nhưng cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước lại lạc hậu dẫn đến nguồn nước tiếp tục bị suy thoái.
Nhiều con sông nội địa hiện đã trở thành nơi chứa nước thải như: Sông Cà Lồ, sông Tô Lịch, sông Tích, sông Đáy, sông Thị Nghè…. dẫn đến tình trạng các sông này chết dần. Đó chỉ là một số dẫn chứng cho thấy những bất cập trong sử dụng nguồn tài nguyên vô giá này ở nước ta. Bà Nguyễn Thị Phương Lâm, chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên nước chia sẻ, để phát triển tài nguyên nước một cách bền vững, việc tập trung vào công tác quản trị tài nguyên phải được ưu tiên hàng đầu. Trong đó, cần chú trọng các biện pháp phân bổ, chia sẻ hợp lý nguồn tài nguyên nước giữa các vùng, giữa các hộ dùng nước, giữa thượng lưu và hạ lưu. Việc sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm cần được áp dụng ở tất cả các ngành, đặc biệt là ngành dùng nước nhiều như nông nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích phát triển các công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện người dùng nước phải trả tiền, người gây ô nhiễm phải trả phí… Các công cụ như quy hoạch phân bổ và quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước cần sớm được thực hiện để việc quản lý, sử dụng tài nguyên nước thật sự hiệu quả, tiết kiệm.
MẠNH HƯNG
theo qdnd
Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025, con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Số liệu của Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10km trở lên. Các sông suối này nằm trong 108 lưu vực sông được phân bố và trải dài trên cả nước. “Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú cả về lượng mưa, nguồn nước mặt trong các hệ thống sông, hồ và nguồn nước dưới đất”, ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước đánh giá.
Người dân vùng cao huyện Phong Thổ (Lai Châu) thường xuyên thiếu nước sạch vào mùa khô. Ảnh: Trọng Hải. |
Tại Việt Nam, nguồn nước có vai trò chủ đạo trong những thành tựu đạt được về sản xuất lúa gạo, góp phần quan trọng đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hiện nay, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, chiếm tỷ lệ 70% lượng nước sử dụng. Bên cạnh bảo đảm an ninh lương thực, nguồn nước dồi dào cũng giúp nước ta đáp ứng lượng tiêu thụ lớn về năng lượng trong điều kiện nhu cầu không ngừng gia tăng. Tiềm năng thủy điện của Việt Nam tập trung chủ yếu trên lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai và các lưu vực sông ở miền Trung và Tây Nguyên. Dự báo, tổng công suất thủy điện đến năm 2025 là hơn 33.000MW.
Tài nguyên nước không phải vô hạn
Đối với nhiều nước trên thế giới, nguy cơ cạn kiện nguồn nước đang hiện hữu và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng cũng như các vấn đề an sinh, xã hội khác. Theo Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, một tổ chức phi chính phủ về phát triển nông thôn, nhân đạo, việc tưới tiêu nước trong nông nghiệp sử dụng 70% tổng số khối lượng nước được khai thác trên toàn thế giới. Đối với các nước đang phát triển, con số này là gần 95%. Đến nay, nguồn nước ngầm đã giảm mạnh và cạn kiệt ở 20 nước với dân số chiếm tới 50% dân số thế giới. Trong khi đó, nhu cầu lương thực dự kiến tăng gấp đôi sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu về nước, cùng với tác động của biến đổi khí hậu sẽ tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng nước.
Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức đối với việc quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Đánh giá của Cục Quản lý tài nguyên nước cho thấy, hơn 2/3 lượng nước trên các hệ thống sông của Việt Nam được hình thành từ ngoài lãnh thổ, trong khi cơ chế, chính sách hợp tác, chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia chưa hiệu quả. “Tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước vẫn tiếp tục gia tăng trong khi cơ chế kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, các hoạt động chặt phá rừng chưa hiệu quả, cộng với tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước đang ngày càng rõ rệt hơn”, ông Hoàng Văn Bẩy nhận định. Việt Nam là nước đang phát triển với nền kinh tế năng động, nhu cầu nước của các ngành kinh tế không ngừng tăng lên nhưng cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước lại lạc hậu dẫn đến nguồn nước tiếp tục bị suy thoái.
Nhiều con sông nội địa hiện đã trở thành nơi chứa nước thải như: Sông Cà Lồ, sông Tô Lịch, sông Tích, sông Đáy, sông Thị Nghè…. dẫn đến tình trạng các sông này chết dần. Đó chỉ là một số dẫn chứng cho thấy những bất cập trong sử dụng nguồn tài nguyên vô giá này ở nước ta. Bà Nguyễn Thị Phương Lâm, chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên nước chia sẻ, để phát triển tài nguyên nước một cách bền vững, việc tập trung vào công tác quản trị tài nguyên phải được ưu tiên hàng đầu. Trong đó, cần chú trọng các biện pháp phân bổ, chia sẻ hợp lý nguồn tài nguyên nước giữa các vùng, giữa các hộ dùng nước, giữa thượng lưu và hạ lưu. Việc sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm cần được áp dụng ở tất cả các ngành, đặc biệt là ngành dùng nước nhiều như nông nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích phát triển các công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện người dùng nước phải trả tiền, người gây ô nhiễm phải trả phí… Các công cụ như quy hoạch phân bổ và quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước cần sớm được thực hiện để việc quản lý, sử dụng tài nguyên nước thật sự hiệu quả, tiết kiệm.
MẠNH HƯNG
theo qdnd