Nhận thức của người dân về lúa lai đã thay đổi

Vụ xuân năm nay, kế hoạch gieo cấy lúa lai của tỉnh là 5.800 ha, tăng 800ha so với 3 năm trở lại đây. Đây được xem là một chỉ tiêu “nặng ký”, nhưng điều đáng mừng là kết thúc vụ xuân, tỉnh ta không chỉ hoàn thành mà còn vượt kế hoạch 1.200ha.

Hiện nay, nhiều hộ dân ở xã Hòa Bình (Đồng Hỷ) đã mạnh dạn gieo cấy các giống lúa lai như Syn 6, VL20, Nhị ưu 838…Trong ảnh Nông dân xóm Phố Hích, xã Hòa Bình đưa giống lúa Nhị ưu 838 vào gieo cấy.
Hiện nay, nhiều hộ dân ở xã Hòa Bình (Đồng Hỷ) đã mạnh dạn gieo cấy các giống lúa lai như Syn 6, VL20, Nhị ưu 838…Trong ảnh Nông dân xóm Phố Hích, xã Hòa Bình đưa giống lúa Nhị ưu 838 vào gieo cấy.
 
 
Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Đây là vụ xuân đầu tiên toàn tỉnh gieo cấy được xấp xỉ 7.000 ha lúa lai, chiếm gần 27% diện tích gieo cấy lúa vụ xuân của tỉnh. Thông tin ông Dũng mang đến khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên bởi 3, 4 năm trước, dù được tỉnh hỗ trợ giá giống, được khuyến khích bằng nhiều hình thức nhưng diện tích gieo cấy lúa lai của tỉnh vẫn chỉ “lẹt đẹt” ở con số 9, 10% trong tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm của tỉnh. Từ năm 2009 đến 2011, các địa phương tích cực vận động, tuyên truyền mà diện tích gieo cấy lúa lai cũng chỉ chiếm 11-13% và như năm 2012 là năm khả quan nhất, diện tích lúa lai trong vụ xuân cũng chỉ chiếm trên 19%... Điều gì đã khiến diện tích gieo cấy lúa lai của tỉnh tăng vọt đến như vậy? Câu hỏi này đã đưa chúng tôi đến rất nhiều vùng quê trong tỉnh để tìm lời giải đáp.
 
 
Trao đổi với nông dân, hầu hết mọi người đều đã nhận thấy ưu điểm của các giống lúa lai. Bà Lê Thị Hồng, xóm 10, xã Cù Vân (Đại Từ) cho hay: Trước đây, tôi đã cấy thử một vài giống lúa lai hai dòng, ba dòng của Trung Quốc nhưng thấy chất lượng gạo không ổn, khi nấu thường bị nát nên tôi lại quay về cấy giống lúa Khang dân. Nhưng 2 năm nay, thấy mọi người cấy các giống lúa lai như Syn 6, VL 20, Nhị ưu 838, chất lượng gạo tốt mà năng suất lại khá cao nên tôi cũng chuyển sang cấy lúa lai. Còn bà Trần Thị Lý, ở xóm Tam Thái, xã Hóa Thượng (Đồng Hỷ) cho rằng: Thực ra, nhiều loại lúa lai cho chất lượng gạo tốt nhưng do chưa quen sử dụng nên nhiều người chưa biết nấu, cho quá nhiều nước, khi chín cơm thường bị nát. Sử dụng gạo từ lúa lai quen rồi sẽ thấy cơm có vị đậm, không khô rời như gạo Khang dân… Còn theo bà Mai Thị Nguyệt, xóm Đường Gòong, xã Cổ Lũng (Phú Lương) nhận định: Tôi đã cấy lúa lai giống Syn 6 được 2 năm nay và thấy năng suất cao hơn lúa Khang dân rất nhiều. Lúa Khang dân nếu chăm sóc tốt lắm cũng chỉ được 1,9 đến 2 tạ/sào nhưng lúa Syn 6 có thể cho năng suất 2,5 tạ/sào. Gia đình hiện có 1 mẫu ruộng thì có tới trên 5 sào cấy lúa lai Syn 6.
 
Từ những chia sẻ của người dân có thể thấy nhận thức của bà con về các giống lúa lai đã thay đổi rất nhiều so với 4 năm về trước. Qua những trải nghiệm thực tế, bà con đã nhìn thấy rõ những ưu điểm của các giống lúa lai như thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chịu đổ, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, chất lượng gạo ngon. Ông Hoàng Văn Dũng nói: Bên cạnh sự trải nghiệm thực tế của người dân thì việc lúa lai khẳng định được ví trí trong sản xuất nông nghiệp còn do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó phải kể đến sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh cũng như sự tham mưu rất tích cực của ngành Nông nghiệp. Ngành đã hướng dẫn người dân lựa chọn được những giống lúa phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng như tập quán canh tác và nhu cầu sử dụng gạo của bà con (loại gạo không quá dẻo). Đặc biệt, cơ chế hỗ trợ giá giống của tỉnh nhiều năm qua đã khuyến khích người dân mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa lai.
 
Diện tích lúa lai tăng, người dân tích cực đầu tư thâm canh cho lúa đồng nghĩa với việc năng suất, sản lượng lúa của tỉnh sẽ tăng lên, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Tuy nhiên, để người dân “gắn bó” lâu dài với lúa lai, tỉnh ta cần chủ động nhân dòng bố mẹ cung cấp đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng cho sản xuất hạt lai F1 của các tổ hợp lai được chọn tạo trong nước; phát triển sản xuất hạt lai F1 tại các vùng có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất, hạ giá thành giống, tạo thế cạnh tranh với giống nhập ngoại. Bên cạnh đó là đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nông dân thuần thục tay nghề về nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai F1; mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết sản xuất hạt giống. Đồng thời, tập trung đầu tư nâng cấp xây dựng đồng ruộng và hiện đại hóa một số phòng thí nghiệm phục vụ công tác chọn tạo và phát triển lúa lai; nghiên cứu đề xuất chính sách bảo hiểm cho sản xuất hạt lai F1 và các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất hạt giống lúa lai F1 trong nước; khuyến khích bảo hộ quyền tác giả đối với dòng bố mẹ và giống lúa lai F1; tạo điều kiện cho việc chuyển giao, chuyển nhượng bản quyền giữa các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo ra thị trường về công nghệ lúa lai…
 

  • Tùng Lâm
    Hiện nay, nhiều hộ dân ở xã Hòa Bình (Đồng Hỷ) đã mạnh dạn gieo cấy các giống lúa lai như Syn 6, VL20, Nhị ưu 838…Trong ảnh Nông dân xóm Phố Hích, xã Hòa Bình đưa giống lúa Nhị ưu 838 vào gieo cấy.
    Hiện nay, nhiều hộ dân ở xã Hòa Bình (Đồng Hỷ) đã mạnh dạn gieo cấy các giống lúa lai như Syn 6, VL20, Nhị ưu 838…Trong ảnh Nông dân xóm Phố Hích, xã Hòa Bình đưa giống lúa Nhị ưu 838 vào gieo cấy.
     
     
    Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Đây là vụ xuân đầu tiên toàn tỉnh gieo cấy được xấp xỉ 7.000 ha lúa lai, chiếm gần 27% diện tích gieo cấy lúa vụ xuân của tỉnh. Thông tin ông Dũng mang đến khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên bởi 3, 4 năm trước, dù được tỉnh hỗ trợ giá giống, được khuyến khích bằng nhiều hình thức nhưng diện tích gieo cấy lúa lai của tỉnh vẫn chỉ “lẹt đẹt” ở con số 9, 10% trong tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm của tỉnh. Từ năm 2009 đến 2011, các địa phương tích cực vận động, tuyên truyền mà diện tích gieo cấy lúa lai cũng chỉ chiếm 11-13% và như năm 2012 là năm khả quan nhất, diện tích lúa lai trong vụ xuân cũng chỉ chiếm trên 19%... Điều gì đã khiến diện tích gieo cấy lúa lai của tỉnh tăng vọt đến như vậy? Câu hỏi này đã đưa chúng tôi đến rất nhiều vùng quê trong tỉnh để tìm lời giải đáp.
     
     
    Trao đổi với nông dân, hầu hết mọi người đều đã nhận thấy ưu điểm của các giống lúa lai. Bà Lê Thị Hồng, xóm 10, xã Cù Vân (Đại Từ) cho hay: Trước đây, tôi đã cấy thử một vài giống lúa lai hai dòng, ba dòng của Trung Quốc nhưng thấy chất lượng gạo không ổn, khi nấu thường bị nát nên tôi lại quay về cấy giống lúa Khang dân. Nhưng 2 năm nay, thấy mọi người cấy các giống lúa lai như Syn 6, VL 20, Nhị ưu 838, chất lượng gạo tốt mà năng suất lại khá cao nên tôi cũng chuyển sang cấy lúa lai. Còn bà Trần Thị Lý, ở xóm Tam Thái, xã Hóa Thượng (Đồng Hỷ) cho rằng: Thực ra, nhiều loại lúa lai cho chất lượng gạo tốt nhưng do chưa quen sử dụng nên nhiều người chưa biết nấu, cho quá nhiều nước, khi chín cơm thường bị nát. Sử dụng gạo từ lúa lai quen rồi sẽ thấy cơm có vị đậm, không khô rời như gạo Khang dân… Còn theo bà Mai Thị Nguyệt, xóm Đường Gòong, xã Cổ Lũng (Phú Lương) nhận định: Tôi đã cấy lúa lai giống Syn 6 được 2 năm nay và thấy năng suất cao hơn lúa Khang dân rất nhiều. Lúa Khang dân nếu chăm sóc tốt lắm cũng chỉ được 1,9 đến 2 tạ/sào nhưng lúa Syn 6 có thể cho năng suất 2,5 tạ/sào. Gia đình hiện có 1 mẫu ruộng thì có tới trên 5 sào cấy lúa lai Syn 6.
     
    Từ những chia sẻ của người dân có thể thấy nhận thức của bà con về các giống lúa lai đã thay đổi rất nhiều so với 4 năm về trước. Qua những trải nghiệm thực tế, bà con đã nhìn thấy rõ những ưu điểm của các giống lúa lai như thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chịu đổ, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, chất lượng gạo ngon. Ông Hoàng Văn Dũng nói: Bên cạnh sự trải nghiệm thực tế của người dân thì việc lúa lai khẳng định được ví trí trong sản xuất nông nghiệp còn do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó phải kể đến sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh cũng như sự tham mưu rất tích cực của ngành Nông nghiệp. Ngành đã hướng dẫn người dân lựa chọn được những giống lúa phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng như tập quán canh tác và nhu cầu sử dụng gạo của bà con (loại gạo không quá dẻo). Đặc biệt, cơ chế hỗ trợ giá giống của tỉnh nhiều năm qua đã khuyến khích người dân mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa lai.
     
    Diện tích lúa lai tăng, người dân tích cực đầu tư thâm canh cho lúa đồng nghĩa với việc năng suất, sản lượng lúa của tỉnh sẽ tăng lên, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Tuy nhiên, để người dân “gắn bó” lâu dài với lúa lai, tỉnh ta cần chủ động nhân dòng bố mẹ cung cấp đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng cho sản xuất hạt lai F1 của các tổ hợp lai được chọn tạo trong nước; phát triển sản xuất hạt lai F1 tại các vùng có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất, hạ giá thành giống, tạo thế cạnh tranh với giống nhập ngoại. Bên cạnh đó là đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nông dân thuần thục tay nghề về nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai F1; mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết sản xuất hạt giống. Đồng thời, tập trung đầu tư nâng cấp xây dựng đồng ruộng và hiện đại hóa một số phòng thí nghiệm phục vụ công tác chọn tạo và phát triển lúa lai; nghiên cứu đề xuất chính sách bảo hiểm cho sản xuất hạt lai F1 và các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất hạt giống lúa lai F1 trong nước; khuyến khích bảo hộ quyền tác giả đối với dòng bố mẹ và giống lúa lai F1; tạo điều kiện cho việc chuyển giao, chuyển nhượng bản quyền giữa các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo ra thị trường về công nghệ lúa lai…
     
    Tùng Lâm (baothainguyen.vn)