Những “quý ông” mặc áo tơi ở Việt Nam
- Thứ tư - 25/04/2012 04:26
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thế giới gọi những người kinh doanh trong ngành xuất bản là những quý ông theo đúng nghĩa, nhưng ở VN, thì những quý ông này không được khoác comple sang trọng, mà đang khoác những tấm áo tơi.
Một buổi tối cuối tuần, trên tài khoản mạng cá nhân của một chàng trai trẻ đang sống tại Hà Nội xuất hiện những dòng chia sẻ, kể về việc vừa đi chơi, xem phim, ăn kem, mua sách... Cậu đăng bức ảnh chụp một cốc kem nhỏ bằng lòng bàn tay bên cạnh một cuốn sách của một tác giả nổi tiếng vừa ra gần đây, và bình luận: “Cái kem giá 80.000 Đ, trong khi cuốn sách 40.000 Đ. Tự nhiên thấy tri thức rẻ mạt ghê ta”.
Cập nhật trạng thái của một bạn trẻ trên Facebook: “Cái kem giá 80.000 Đ, trong khi cuốn sách 40.000 Đ. Tự nhiên thấy tri thức rẻ mạt ghê ta”. |
“Chúng tôi xén bớt lợi nhuận để đến gần thị trường”
Không chỉ là những câu chuyện về số lượng tiêu thụ “khủng” của những đầu sách lậu, NXB “hút máu” bằng giấy phép đi đêm, giấy phép khống, dân số đông nhưng số lượng người đọc sách ít hơn nhiều so với khu vực và trên thế giới …, câu chuyện của ngành sách VN hiện tại còn là vấn đề đầu tư và chia sẻ tri thức nhưng vật vã để tồn tại với mức lợi nhuận phải kéo về tối thiểu và thời gian thu hồi vốn thì dài tới hàng năm.
Không chỉ là những câu chuyện về số lượng tiêu thụ “khủng” của những đầu sách lậu, NXB “hút máu” bằng giấy phép đi đêm, giấy phép khống, dân số đông nhưng số lượng người đọc sách ít hơn nhiều so với khu vực và trên thế giới …, câu chuyện của ngành sách VN hiện tại còn là vấn đề đầu tư và chia sẻ tri thức nhưng vật vã để tồn tại với mức lợi nhuận phải kéo về tối thiểu và thời gian thu hồi vốn thì dài tới hàng năm.
Ông Trần Đại Thắng - Giám đốc Đông A |
Trong một bài phỏng vấn gần đây, ông Trần Đại Thắng, GĐ công ty sách Đông A cho biết: “Để dung hòa với thu nhập của người đọc, các đơn vị làm sách hiện nay chọn cách xén bớt lợi nhuận của chính mình”.
Nếu so sánh thì kinh doanh sách ở Việt Nam hơi cực và lợi nhuận không nhiều như ở các nước. Lượng sách in ra không nhiều, chỉ chừng 2.000 bản/ấn phẩm và việc “ngâm” vốn ở khâu phát hành khiến người làm sách không thể đầu tư cho nhiều đầu sách hơn”.
“Năm nay Nhã Nam phải giảm số đầu sách xuất bản” - với ông Vũ Hoàng Giang – Phó GĐ công ty sách Nhã Nam cho biết. “Kinh tế đang khủng hoảng, đầu tư càng nhiều thì rủi ro càng lớn.
Ở nước ngoài, giá một cuốn sách đôi khi còn bị ảnh hưởng bởi thương hiệu của tác giả hay của nhà xuất bản (*) Tuy nhiên cách tính giá thành sách hiện nay ở Việt Nam đang là rất “sát giá” – chỉ bao gồm các chi phí bỏ ra, lợi nhuận cũng chỉ ở mức tối thiểu. Nếu tinh giá cao hơn sẽ khó bán”.
Đầu tư kinh doanh sách không bằng gửi tiền ngân hàng
“Với chủ doanh nghiệp, lợi nhuận từ đầu tư làm sách chắc chắn thấp hơn mức lãi suất tiền gửi ngân hàng” – cả GĐ Alpha Books (ông Nguyễn Cảnh Bình) và phó GĐ Nhã Nam đều đồng ý với điều này – “Người làm sách đang tính mức giá thấp nhất mà họ chấp nhận được, đủ để nuôi sống doanh nghiệp. Nếu thấp hơn nữa thì phá sản, không thể tồn tại được”.
“Chi phí đầu tư cho một cuốn sách bao gồm tiền bản quyền, tiền dịch (sách nước ngoài); tiền nhuận bút (sách trong nước); tiền biên tập, thiết kế, in ấn… chiết khấu cho khâu phát hành khoảng 40%. Nếu bán hết, lợi nhuận của một công ty sách chỉ từ 10 đến 15%. Lợi nhuận này tiếp tục để tái đầu tư sản xuất, chi trả các chi phí văn phòng, thuê nhân viên, PR…
Toàn bộ giá trị đầu tư ban đầu phải bỏ ra bằng tiền mặt, sau khi in ấn xong thì mang đi kí gửi sách ở các cửa hàng, bán được bao nhiêu thì thu tiền bấy nhiêu. Sách không bán được thì các cửa hàng trả lại cho nhà sản xuất. Kể từ khi thương lượng mua bản quyền, thường mất khoảng 4-5 tháng cho việc dịch, 2-3 tháng biên tập, 1 cuốn sách muốn thu hồi vốn thời gian phải tính bằng năm ”
Nhiều người ngoài ngành nhận định mức chiết khấu tới 40% giá bìa cho khâu phân phối sách hiện nay là một con số quá cao, còn ông Giang trầm ngâm: “Mức chiết khấu như thế là cao. Nhưng nếu họ làm tốt hơn khâu phân phối, bán lẻ thì các công ty sách sẽ dễ thở hơn nhiều”.
Câu chuyện 80/20 và tỉ lệ vàng phi lý
Những người học kinh tế hoặc có đầu óc thực tiễn có lẽ không xa lạ với công thức đầu tư hiệu quả 80/20 nổi tiếng, được nhiều người coi là quy luật vàng của mọi thời đại. Tiếc thay, điều này chẳng đúng chút nào với việc kinh doanh ngành sách tại Việt Nam. Những đầu sách quan trọng nhất, hàm lượng chất xám cao nhất, không hiếm khi lại là những đầu sách khó bán nhất.
Một thực tế khá phũ phàng nữa có liên quan đến con số 80/20, có thể làm nản lòng nhiều người làm sách. Đó là những đơn vị làm sách nghiêm túc, chi phí đầu tư 80%, lợi nhuận thu về 20%; nhưng đối tượng làm sách giả, sách lậu thì ngược lại, mức đầu tư 20%, thu về lợi nhuận 80% - thời gian thu hồi vốn cũng nhanh không tưởng.
Nếu so sánh thì kinh doanh sách ở Việt Nam hơi cực và lợi nhuận không nhiều như ở các nước. Lượng sách in ra không nhiều, chỉ chừng 2.000 bản/ấn phẩm và việc “ngâm” vốn ở khâu phát hành khiến người làm sách không thể đầu tư cho nhiều đầu sách hơn”.
“Năm nay Nhã Nam phải giảm số đầu sách xuất bản” - với ông Vũ Hoàng Giang – Phó GĐ công ty sách Nhã Nam cho biết. “Kinh tế đang khủng hoảng, đầu tư càng nhiều thì rủi ro càng lớn.
Ở nước ngoài, giá một cuốn sách đôi khi còn bị ảnh hưởng bởi thương hiệu của tác giả hay của nhà xuất bản (*) Tuy nhiên cách tính giá thành sách hiện nay ở Việt Nam đang là rất “sát giá” – chỉ bao gồm các chi phí bỏ ra, lợi nhuận cũng chỉ ở mức tối thiểu. Nếu tinh giá cao hơn sẽ khó bán”.
Đầu tư kinh doanh sách không bằng gửi tiền ngân hàng
“Với chủ doanh nghiệp, lợi nhuận từ đầu tư làm sách chắc chắn thấp hơn mức lãi suất tiền gửi ngân hàng” – cả GĐ Alpha Books (ông Nguyễn Cảnh Bình) và phó GĐ Nhã Nam đều đồng ý với điều này – “Người làm sách đang tính mức giá thấp nhất mà họ chấp nhận được, đủ để nuôi sống doanh nghiệp. Nếu thấp hơn nữa thì phá sản, không thể tồn tại được”.
“Chi phí đầu tư cho một cuốn sách bao gồm tiền bản quyền, tiền dịch (sách nước ngoài); tiền nhuận bút (sách trong nước); tiền biên tập, thiết kế, in ấn… chiết khấu cho khâu phát hành khoảng 40%. Nếu bán hết, lợi nhuận của một công ty sách chỉ từ 10 đến 15%. Lợi nhuận này tiếp tục để tái đầu tư sản xuất, chi trả các chi phí văn phòng, thuê nhân viên, PR…
Toàn bộ giá trị đầu tư ban đầu phải bỏ ra bằng tiền mặt, sau khi in ấn xong thì mang đi kí gửi sách ở các cửa hàng, bán được bao nhiêu thì thu tiền bấy nhiêu. Sách không bán được thì các cửa hàng trả lại cho nhà sản xuất. Kể từ khi thương lượng mua bản quyền, thường mất khoảng 4-5 tháng cho việc dịch, 2-3 tháng biên tập, 1 cuốn sách muốn thu hồi vốn thời gian phải tính bằng năm ”
Nhiều người ngoài ngành nhận định mức chiết khấu tới 40% giá bìa cho khâu phân phối sách hiện nay là một con số quá cao, còn ông Giang trầm ngâm: “Mức chiết khấu như thế là cao. Nhưng nếu họ làm tốt hơn khâu phân phối, bán lẻ thì các công ty sách sẽ dễ thở hơn nhiều”.
Câu chuyện 80/20 và tỉ lệ vàng phi lý
Những người học kinh tế hoặc có đầu óc thực tiễn có lẽ không xa lạ với công thức đầu tư hiệu quả 80/20 nổi tiếng, được nhiều người coi là quy luật vàng của mọi thời đại. Tiếc thay, điều này chẳng đúng chút nào với việc kinh doanh ngành sách tại Việt Nam. Những đầu sách quan trọng nhất, hàm lượng chất xám cao nhất, không hiếm khi lại là những đầu sách khó bán nhất.
Một thực tế khá phũ phàng nữa có liên quan đến con số 80/20, có thể làm nản lòng nhiều người làm sách. Đó là những đơn vị làm sách nghiêm túc, chi phí đầu tư 80%, lợi nhuận thu về 20%; nhưng đối tượng làm sách giả, sách lậu thì ngược lại, mức đầu tư 20%, thu về lợi nhuận 80% - thời gian thu hồi vốn cũng nhanh không tưởng.
Ông Nguyễn Văn Phước - Giám đốc First News |
“Giá bán sách giả có khi cao hơn sách thật đến 150%, trong khi chỉ mất chi phí in với chất lượng giấy thấp hơn hẳn. Cầm một quyển sách trên tay, bạn đọc không biết giá sách bao nhiêu là chuẩn, và đầu nậu tha hồ in giá. Không chỉ là các đầu sách văn học “hot” được in và bày bán ở lề đường bị in giá vô tội vạ; các trung tâm, các trường ngoại ngữ còn xé bìa gốc những đầu sách TOEFL, IELTS…, thay bìa mới để học viên không nhận ra sách thật – rồi mang đi photo bán với giá cao” - ông Nguyễn Văn Phước, GĐ First News – một trong những nạn nhân truyền thống của giới sách lậu cho biết.
Quý ông thì không kêu khổ
Thú thực là làm sách “hơi cực và lợi nhuận không nhiều”, nhưng khi chia sẻ với PV VietNamNet, GĐ Đông A cũng không “dám” kể khổ, hay mơ ước nhiều hơn thực tại: “Tôi không cảm thấy khó khăn. Hiện tại điều kiện và môi trường làm sách đã khá lý tưởng, chỉ mong là tương lai vẫn giữ đc ổn định như vậy”.
Khi tiếp xúc với hầu hết những “đại gia tri thức” trong ngành XB Việt Nam - những người đang nắm trong tay những đầu sách quan trọng nhất mang về nước và truyền tải cho độc giả - phóng viên không thấy những gương mặt mệt mỏi và chán nản, không gặp những suy nghĩ tiêu cực hay lòng nhiệt thành giảm sút trước bối cảnh của nền kinh tế suy thoái đang ảnh hưởng mạnh lên mọi tổ chức kinh doanh.
Những người làm sách tại VN đang thực sự là những chiến binh bền bỉ và kiên gan trong cuộc chiến với thị trường. Họ giống như những chiếc cọc gỗ mộc, những bao cát đứng giữa dòng nước lớn, hòng chặn lại cơn lũ tiêu thụ và vật chất đang đổ ào ạt càn quét tâm trí người dân. Nhờ những người làm sách, công chúng có cơ hội tiếp cận những cuốn sách có hàm lượng tri thức hàng đầu thế giới, như bộ Platon - Đối thoại Socratic 1, Nietzsche và triết học, Tham vọng bá quyền, Tâm lí học đám đông, Từ xác định đến bất định – Những câu chuyện về khoa học và tư tưởng của thế kỷ 20…
Điều kiện để được đọc sách, được tiếp cận tri thức thế giới ở những góc độ sâu, có thể nói đã thuận lợi hơn rất nhiều. Nếu không có tiền mua sách, người đọc ở các thành phố hoàn toàn có thể tìm đến thư viện và thỏa cơn khát tri thức của mình. Việc đọc sách có thể giúp người đọc rút ngắn hàng trăm năm tư duy và tích lũy kiến thức qua thông điệp từ những bộ óc lớn nhất thế giới.
NXB Tri thức có thể coi là đơn vị “rắn” nhất và kiên định bậc nhất của ngành xuất bản VN, dấn thân vào khe cửa vô cùng hẹp của dòng sách tri thức thuần túy, phi tiểu thuyết và đầy hàm lượng chất xám. Chưa nói đến việc mua bản quyền, khả năng PR hạn chế, việc dịch thuật những đầu sách này cũng không hề đơn giản. “Chúng tôi vẫn trụ được, không phải làm sách "thị trường" - như cách người ta vẫn nói” – trả lời của chị Nguyễn Phương Loan, phó Tổng biên tập NXB Tri thức - “Tuy nhiên đúng là số lượng phát hành phải giảm xuống để kịp quay vòng vốn. Nếu như trước đây có thể in hàng nghìn bản, thì nay chỉ in 500 bản”
…..
Nhưng nếu những tri thức, trình độ và trách nhiệm xã hội đó không phải là thứ được đánh giá cao nhất trong việc định giá sức lao động, thì là cái gì đang chi phối thị trường lao động của chúng ta?
Hồ Hương Giang (thực hiện)
(*) Thông thường, các sản phẩm tiêu dùng có giá trị thương hiệu càng lớn thì sản phẩm càng đắt. Giá thành đến tay người tiêu dung thậm chí có khoảng cách rất xa so với chi phí sản xuất và giá trị gốc của sản phẩm. Ví dụ ngành mỹ phẩm đang có thể kinh doanh trên thương hiệu – PV.
Quý ông thì không kêu khổ
Thú thực là làm sách “hơi cực và lợi nhuận không nhiều”, nhưng khi chia sẻ với PV VietNamNet, GĐ Đông A cũng không “dám” kể khổ, hay mơ ước nhiều hơn thực tại: “Tôi không cảm thấy khó khăn. Hiện tại điều kiện và môi trường làm sách đã khá lý tưởng, chỉ mong là tương lai vẫn giữ đc ổn định như vậy”.
Khi tiếp xúc với hầu hết những “đại gia tri thức” trong ngành XB Việt Nam - những người đang nắm trong tay những đầu sách quan trọng nhất mang về nước và truyền tải cho độc giả - phóng viên không thấy những gương mặt mệt mỏi và chán nản, không gặp những suy nghĩ tiêu cực hay lòng nhiệt thành giảm sút trước bối cảnh của nền kinh tế suy thoái đang ảnh hưởng mạnh lên mọi tổ chức kinh doanh.
Những người làm sách tại VN đang thực sự là những chiến binh bền bỉ và kiên gan trong cuộc chiến với thị trường. Họ giống như những chiếc cọc gỗ mộc, những bao cát đứng giữa dòng nước lớn, hòng chặn lại cơn lũ tiêu thụ và vật chất đang đổ ào ạt càn quét tâm trí người dân. Nhờ những người làm sách, công chúng có cơ hội tiếp cận những cuốn sách có hàm lượng tri thức hàng đầu thế giới, như bộ Platon - Đối thoại Socratic 1, Nietzsche và triết học, Tham vọng bá quyền, Tâm lí học đám đông, Từ xác định đến bất định – Những câu chuyện về khoa học và tư tưởng của thế kỷ 20…
Điều kiện để được đọc sách, được tiếp cận tri thức thế giới ở những góc độ sâu, có thể nói đã thuận lợi hơn rất nhiều. Nếu không có tiền mua sách, người đọc ở các thành phố hoàn toàn có thể tìm đến thư viện và thỏa cơn khát tri thức của mình. Việc đọc sách có thể giúp người đọc rút ngắn hàng trăm năm tư duy và tích lũy kiến thức qua thông điệp từ những bộ óc lớn nhất thế giới.
NXB Tri thức có thể coi là đơn vị “rắn” nhất và kiên định bậc nhất của ngành xuất bản VN, dấn thân vào khe cửa vô cùng hẹp của dòng sách tri thức thuần túy, phi tiểu thuyết và đầy hàm lượng chất xám. Chưa nói đến việc mua bản quyền, khả năng PR hạn chế, việc dịch thuật những đầu sách này cũng không hề đơn giản. “Chúng tôi vẫn trụ được, không phải làm sách "thị trường" - như cách người ta vẫn nói” – trả lời của chị Nguyễn Phương Loan, phó Tổng biên tập NXB Tri thức - “Tuy nhiên đúng là số lượng phát hành phải giảm xuống để kịp quay vòng vốn. Nếu như trước đây có thể in hàng nghìn bản, thì nay chỉ in 500 bản”
…..
Nhưng nếu những tri thức, trình độ và trách nhiệm xã hội đó không phải là thứ được đánh giá cao nhất trong việc định giá sức lao động, thì là cái gì đang chi phối thị trường lao động của chúng ta?
Hồ Hương Giang (thực hiện)
(*) Thông thường, các sản phẩm tiêu dùng có giá trị thương hiệu càng lớn thì sản phẩm càng đắt. Giá thành đến tay người tiêu dung thậm chí có khoảng cách rất xa so với chi phí sản xuất và giá trị gốc của sản phẩm. Ví dụ ngành mỹ phẩm đang có thể kinh doanh trên thương hiệu – PV.
Theo Vietnamnet