Nóng bỏng quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp
- Thứ hai - 27/07/2015 04:53
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng ATTP và hiệu quả sản xuất của người dân.
Còn nhiều sai phạm
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, hiện toàn TP có hơn 250 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) VTNN thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản và trồng trọt có giấy phép đăng ký kinh doanh (ĐKKD) do cấp TP quản lý; ở tuyến địa phương, có gần 2.000 cơ sở SXKD VTNN có ĐKKD do cấp quận, huyện, thị xã quản lý. Điều đáng nói là còn một lượng lớn các cơ sở kinh doanh VTNN nhỏ lẻ trong khu dân cư không có ĐKKD nên rất khó quản lý. Thực tế, qua công tác thanh, kiểm tra của các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT vẫn phát hiện nhiều sai phạm trong lĩnh vực này. Đơn cử, đầu năm nay, Đoàn kiểm tra liên ngành Sở NN&PTNT Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện và bắt giữ lô hàng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cấm sử dụng tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh. Đây là lô hàng thuốc BVTV cấm sử dụng bị bắt giữ đầu tiên trong vòng 5 năm qua trên địa bàn TP. Ngoài ra, Đoàn còn phát hiện một số loại thuốc ngoài danh mục thuốc BVTV được phép SXKD và sử dụng tại Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, các chi cục trực thuộc Sở NN&PTNT đã tiến hành các đợt thanh, kiểm tra đối với cơ sở SXKD thuốc BVTV trên địa bàn TP, phát hiện 74 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 11,6% số cơ sở được kiểm tra.
Thống kê trong 6 tháng đầu năm, các quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra, đánh giá, xếp loại 507 cơ sở SXKD VTNN. Kết quả có tới 127 cơ sở xếp loại C (chưa đạt), chiếm 25%. Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT, tỷ lệ cơ sở vi phạm về SXKD VTNN vẫn còn cao, trong khi đó, chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong xử lý, chủ yếu chỉ dừng ở mức nhắc nhở, cảnh cáo.
Bất cập trong quản lý
VTNN là yếu tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng, giá thành sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, cả trồng trọt lẫn chăn nuôi. Tuy nhiên, việc vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm trong SXKD VTNN cho thấy công tác quản lý mặt hàng này đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Ông Phạm Quang Ngọc – Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn cho biết, một trong những nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã phải "kiêm" rất nhiều nhiệm vụ, từ phòng chống lụt bão, thú y tới xây dựng nông thôn mới… Do đó, hiệu quả quản lý chưa được như mong đợi.
Theo Sở NN&PTNT, hiện nay, đa số cán bộ được phân công theo dõi quản lý chất lượng VTNN đều kiêm nhiệm, thiếu cán bộ chuyên trách và có chuyên môn. Đặc biệt, ở tuyến quận chỉ có cán bộ thú y, không có cán bộ BVTV nên khó khăn trong việc kiểm tra, đánh giá cơ sở SXKD thuốc BVTV cũng như sản phẩm trồng trọt. Điều đáng nói, một số quận, huyện và đặc biệt là tuyến xã, phường, thị trấn chưa quan tâm đến công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông, lâm, thủy sản, nhất là bố trí nhân lực và kinh phí, dẫn tới kết quả đạt thấp như Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Trì, Hoài Đức, Ứng Hòa…
Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, nhằm hạn chế các vi phạm, thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tham mưu UBND TP và ban hành văn bản trong lĩnh vực quản lý chất lượng VTNN. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ được phân công theo dõi quản lý Nhà nước về chất lượng VTNN từ huyện tới cấp xã, phường, thị trấn và các chủ cơ sở trực tiếp SXKD mặt hàng này. Bên cạnh đó, rà soát, thống kê các cơ sở SXKD VTNN gắn với tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm.
Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn quận Long Biên. Ảnh: Quang Thiện |
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, hiện toàn TP có hơn 250 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) VTNN thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản và trồng trọt có giấy phép đăng ký kinh doanh (ĐKKD) do cấp TP quản lý; ở tuyến địa phương, có gần 2.000 cơ sở SXKD VTNN có ĐKKD do cấp quận, huyện, thị xã quản lý. Điều đáng nói là còn một lượng lớn các cơ sở kinh doanh VTNN nhỏ lẻ trong khu dân cư không có ĐKKD nên rất khó quản lý. Thực tế, qua công tác thanh, kiểm tra của các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT vẫn phát hiện nhiều sai phạm trong lĩnh vực này. Đơn cử, đầu năm nay, Đoàn kiểm tra liên ngành Sở NN&PTNT Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện và bắt giữ lô hàng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cấm sử dụng tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh. Đây là lô hàng thuốc BVTV cấm sử dụng bị bắt giữ đầu tiên trong vòng 5 năm qua trên địa bàn TP. Ngoài ra, Đoàn còn phát hiện một số loại thuốc ngoài danh mục thuốc BVTV được phép SXKD và sử dụng tại Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, các chi cục trực thuộc Sở NN&PTNT đã tiến hành các đợt thanh, kiểm tra đối với cơ sở SXKD thuốc BVTV trên địa bàn TP, phát hiện 74 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 11,6% số cơ sở được kiểm tra.
Thống kê trong 6 tháng đầu năm, các quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra, đánh giá, xếp loại 507 cơ sở SXKD VTNN. Kết quả có tới 127 cơ sở xếp loại C (chưa đạt), chiếm 25%. Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT, tỷ lệ cơ sở vi phạm về SXKD VTNN vẫn còn cao, trong khi đó, chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong xử lý, chủ yếu chỉ dừng ở mức nhắc nhở, cảnh cáo.
Bất cập trong quản lý
VTNN là yếu tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng, giá thành sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, cả trồng trọt lẫn chăn nuôi. Tuy nhiên, việc vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm trong SXKD VTNN cho thấy công tác quản lý mặt hàng này đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Ông Phạm Quang Ngọc – Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn cho biết, một trong những nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã phải "kiêm" rất nhiều nhiệm vụ, từ phòng chống lụt bão, thú y tới xây dựng nông thôn mới… Do đó, hiệu quả quản lý chưa được như mong đợi.
Theo Sở NN&PTNT, hiện nay, đa số cán bộ được phân công theo dõi quản lý chất lượng VTNN đều kiêm nhiệm, thiếu cán bộ chuyên trách và có chuyên môn. Đặc biệt, ở tuyến quận chỉ có cán bộ thú y, không có cán bộ BVTV nên khó khăn trong việc kiểm tra, đánh giá cơ sở SXKD thuốc BVTV cũng như sản phẩm trồng trọt. Điều đáng nói, một số quận, huyện và đặc biệt là tuyến xã, phường, thị trấn chưa quan tâm đến công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông, lâm, thủy sản, nhất là bố trí nhân lực và kinh phí, dẫn tới kết quả đạt thấp như Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Trì, Hoài Đức, Ứng Hòa…
Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, nhằm hạn chế các vi phạm, thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tham mưu UBND TP và ban hành văn bản trong lĩnh vực quản lý chất lượng VTNN. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ được phân công theo dõi quản lý Nhà nước về chất lượng VTNN từ huyện tới cấp xã, phường, thị trấn và các chủ cơ sở trực tiếp SXKD mặt hàng này. Bên cạnh đó, rà soát, thống kê các cơ sở SXKD VTNN gắn với tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm.
Ngoài xử phạt hành chính, trong 6 tháng đầu năm, các đoàn kiểm tra của Sở NN&PTNT còn tịch thu, tiêu hủy hơn 600 gói, chai lọ thuốc thú y đã hết hạn sử dụng. Đồng thời, niêm phong, tịch thu 41 chai thuốc BVTV cấm, 400 gói thuốc ngoài danh mục và gần 900 chai, gói thuốc BVTV sai quy định về nhãn... |
Thiên Tú
nguồn: ktdt.vn
nguồn: ktdt.vn