Nông dân được vay 200 triệu đồng không cần tài sản đảm bảo

Nông dân được vay 200 triệu đồng không cần tài sản đảm bảo
Theo Nghị định 116/2018 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25/10 thì nông dân được vay tối đa 200 triệu đồng mà không cần tài sản đảm bảo.

1. Nông dân được vay tối đa 200 triệu đồng

Nghị định 116/2018 của Chính phủ đã nâng mức vay cho các cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng mà không cần tài sản đảm bảo.

Nong dan duoc vay 200 trieu dong khong can tai san dam bao hinh anh 1

 Nông dân được vay 200 triệu đồng không cần tài sản đảm bảo.

Cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh về nông nghiệp được vay ngân hàng không cần tài sản đảm bảo tối đa 100 triệu đồng (trước đây là 50 triệu đồng)...

2. Nâng mức phạt về an toàn vệ sinh thực phẩm

Ngày 4/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/10/2018 và thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CP.

Nghị định số 115/2018/NĐ-CP gồm 4 chương, 39 điều, Nghị định này quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm răn đe hơn so với Nghị định số 178/2013/NĐ-CP.

Cụ thể, sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;

Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

 

Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép;

Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự...

3. Mua thuốc không cần chứng minh nhân dân

Theo Thông tư 52/2017/ TT-BYT ký ngày 29-12-2017, Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại, trong đơn thuốc của trẻ dưới 6 tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.

Nhưng Thông tư 18/2018 của Bộ Y Tế đã bãi bỏ quy định trên đơn thuốc phải ghi số CMND hoặc số căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ khi đi mua thuốc. Thay vào đó, trong đơn thuốc chỉ cần ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ hoặc người đưa trẻ đến khám, chữa bệnh.

Thông tư 18/2018 có hiệu lực từ ngày 15/10/2018.

Theo vtc.vn