Nông dân nuôi, trồng: Cần xóa tình trạng “rau 2 luống, lợn 2 chuồng”

Nông dân nuôi, trồng: Cần xóa tình trạng “rau 2 luống, lợn 2 chuồng”
Chiều 29/5, tại Hà Nội diễn ra hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng (chương trình 526) giữa Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2017-2020.

Nâng cao nhận thức cho nông dân

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Xuân Định ghi nhận: Sau 1 năm triển khai có thể khẳng định chương trình đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn được nâng lên.

Bước đầu tạo chuyển biến trong nhận thức của nông dân về sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe, lợi ích cộng đồng; đã xuất hiện nhiều mô hình áp dụng mô hình áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, bảo đảm an toàn thực phẩm, phát triển sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn theo chuỗi…

 nong dan nuoi, trong: can xoa tinh trang “rau 2 luong, lon 2 chuong” hinh anh 1

  Việc nhân rộng các mô hình sản xuất nông sản an toàn, xóa bỏ hiện tượng “rau hai luống, lợn hai chuồng”  là giải pháp cấp bách trước thực tế mất ATVSTP hiện nay. Ảnh:  Nguyễn Quỳnh

“Hội nghị hôm nay có nhiệm vụ quan trọng là đánh giá kết quả một cách thực chất những mặt được, chưa được trong việc tổ chức các hoạt động phối hợp; chia sẻ cách làm hay, các mô hình tốt, những bài học kinh nghiệm, các giải pháp thiết thực, hiệu quả để thực hiện. Chính vì thế đề nghị các đại biểu tập trung đề xuất kiến nghị hiến kế cho hội nghị và thảo kuận kế hoạch thực hiện chương trình năm 2019” – Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Định yêu cầu.

Sau 1 năm triển khai Chương trình, Hội NDVN và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức lễ phát động thực hiện chương trình phối hợp giữa Chính phủ - Hội NDVN – Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam “Tuyên truyền hoạt động sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 – 2020.

  Các cấp Hội NDVN đã tổ chức được 45.916 lớp tập huấn với 1.235.704 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham gia. Một số tỉnh, thành Hội đã tích cực triển khai chương trình như Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, TP.HCM, TP.Hà Nội...

Nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn. Hội NDVN đã biên soạn, in ấn 5.000 sổ tay tuyên truyền, cấp phát cho các tỉnh, thành Hội; tổ chức 2 hội nghị tập huấn đào tạo giảng viên nguồn về chính sách, pháp luật, các kiến thức về an toàn thực phẩm cho 70 cán bộ T.Ư Hội, Hội ND 10 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng và 10 tỉnh khu vực miền Nam; tổ chức 6 hội nghị tọa đàm chính sách pháp luật, 28 hội nghị truyền thông về an toàn thực phẩm cho 4.500 cán bộ, hội viên nông dân.

Các cấp Hội NDVN đã tổ chức được 45.916 lớp tập huấn với 1.235.704 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham gia. Một số tỉnh, thành Hội đã tích cực triển khai chương trình như Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, TP.HCM, TP.Hà Nội...

Bàn giải cho chuỗi nông sản an toàn

Tại hội nghị, nhiều đại biểu thẳng thắn nhận định: Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng nông sản thực phẩm được sản xuất, kinh doanh theo mô hình bảo đảm an toàn chưa nhiều. Số lượng các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ còn lớn. Một số nơi vẫn còn tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh, sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm; phân biệt sản xuất để ăn và để bán như “rau hai luống, lợn hai chuồng”. Tình trạng sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm không an toàn vẫn là vấn đề nhức nhối.

Bà Phùng Thị Lan-Chủ tịch Hội ND, Trưởng liên nhóm hữu cơ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình cho biết: Liên nhóm hiện có 291 hộ sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên diện tích 33ha. Để nâng cao năng lực cho các thành viên, Hội ND huyện đã chủ động phối hợp với Ban điều phối nông nghiệp hữu cơ PGS Việt Nam mở các lớp tập huấn kỹ thuật, phối hợp xây dựng và thực hiện quản lý nhãn/thương hiệu sản phẩm.

Bà Lan nhận định, sản xuất hữu cơ là hướng đi đúng đắn, lâu dài, bền vững, phù hợp góp phần hạn chế biến đổi khí hậu, quá trình sản xuất hữu cơ có lợi cho sức khỏe của cả người sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên, sản phẩm hữu cơ làm ra vẫn chưa tiếp cận được với đông đảo người tiêu dùng, mất nhiều thời gian, công sức sản xuất, chi phí sản xuất lại cao... nên chưa thu hút được  nông dân.

Đồng quan điểm, bà Đào Thị Kim - đại diện cho hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương bày tỏ: Các cấp ủy Đảng, các ngành chức năng, các tổ chức chính trị xã hội cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động, hỗ trợ nhằm thay đổi hành vi, thói quen có liên quan đến thực hiện an toàn thực phẩm.  Linh hoạt các biện pháp tuyên truyền hiệu quả như: Vận động trực tiếp các hộ gia đình sản xuất, chăn nuôi, chế biến kinh doanh thực phẩm; hình thành nhóm, các mô hình “sản xuất kinh doanh sạch” ; “sản xuất sạch, tiêu dùng sạch”.
http://danviet.vn/nha-nong/nong-dan-nuoi-trong-can-xoa-tinh-trang-rau-2-luong-lon-2-chuong-983957.html

Theo Nguyễn Quỳnh/danviet.vn