Nông nghiệp, giáo dục chưa đáp ứng kỳ vọng
- Thứ hai - 16/11/2015 19:44
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
ANTĐ - Báo cáo trước Quốc hội sáng 16-11, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã nghiêm túc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Nhiều nơi quản lý đầu tư công chưa nghiêm
Về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; tập trung cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Đến nay, đã sắp xếp 464 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó cổ phần hóa 404 doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực... Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư công ở một số nơi chưa nghiêm. Vẫn còn tình trạng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư. Tình trạng chậm tiến độ, nợ đọng xây dựng cơ bản ở một số nơi khắc phục chậm. Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm.
Tương tự, về lĩnh vực tài chính, thực hiện các nội dung giám sát và chất vấn của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tập trung vào việc quản lý giá, bảo đảm cân đối ngân sách Nhà nước và quản lý nợ công. Nhờ đó, các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn quy định... Song cân đối ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, chi thường xuyên lớn, bội chi còn cao. Quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước ở một số bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn.
Đời sống người nông dân còn khó khăn
Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2015, đã huy động được khoảng 852.000 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới. Vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đạt trên 610.000 tỷ đồng, tăng 1,83 lần so với giai đoạn 2006 - 2010. “Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới chưa đạt yêu cầu; sản xuất nông nghiệp nhìn chung hiệu quả chưa cao; chưa xây dựng được nhiều thương hiệu mạnh; tiêu thụ nông sản và đời sống một bộ phận người dân nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Quản lý Nhà nước về vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu và bảo đảm vệ sinh an toàn trong sản xuất, chế biến nông sản còn bất cập...” - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ.
Một lĩnh vực khác cũng được đánh giá chưa đáp ứng kỳ vọng là giáo dục và đào tạo. Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ, đến nay Chính phủ đã chỉ đạo triển khai Chương trình hành động về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2015; thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, giáo dục đại học, đào tạo nghề chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội, chất lượng chậm được cải thiện. Việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh đại học, cao đẳng còn lúng túng. Cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu…
Trong lĩnh vực nội vụ, đáng chú ý là tổng số cán bộ cấp Thứ trưởng cơ bản đến năm 2015 không tăng so với đầu nhiệm kỳ. Thời gian tới, số lượng cấp phó ở các bộ, ngành và địa phương sẽ giảm trong quá trình thực hiện Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Cũng theo Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội, đã giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp về an ninh; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, các sự kiện quan trọng của đất nước; phát hiện, ngăn chặn kịp thời âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; từng bước kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm.
Về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; tập trung cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Đến nay, đã sắp xếp 464 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó cổ phần hóa 404 doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực... Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư công ở một số nơi chưa nghiêm. Vẫn còn tình trạng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư. Tình trạng chậm tiến độ, nợ đọng xây dựng cơ bản ở một số nơi khắc phục chậm. Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm.
Tương tự, về lĩnh vực tài chính, thực hiện các nội dung giám sát và chất vấn của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tập trung vào việc quản lý giá, bảo đảm cân đối ngân sách Nhà nước và quản lý nợ công. Nhờ đó, các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn quy định... Song cân đối ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, chi thường xuyên lớn, bội chi còn cao. Quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước ở một số bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn.
Đời sống người nông dân còn khó khăn
Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2015, đã huy động được khoảng 852.000 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới. Vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đạt trên 610.000 tỷ đồng, tăng 1,83 lần so với giai đoạn 2006 - 2010. “Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới chưa đạt yêu cầu; sản xuất nông nghiệp nhìn chung hiệu quả chưa cao; chưa xây dựng được nhiều thương hiệu mạnh; tiêu thụ nông sản và đời sống một bộ phận người dân nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Quản lý Nhà nước về vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu và bảo đảm vệ sinh an toàn trong sản xuất, chế biến nông sản còn bất cập...” - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ.
Một lĩnh vực khác cũng được đánh giá chưa đáp ứng kỳ vọng là giáo dục và đào tạo. Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ, đến nay Chính phủ đã chỉ đạo triển khai Chương trình hành động về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2015; thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, giáo dục đại học, đào tạo nghề chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội, chất lượng chậm được cải thiện. Việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh đại học, cao đẳng còn lúng túng. Cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu…
Trong lĩnh vực nội vụ, đáng chú ý là tổng số cán bộ cấp Thứ trưởng cơ bản đến năm 2015 không tăng so với đầu nhiệm kỳ. Thời gian tới, số lượng cấp phó ở các bộ, ngành và địa phương sẽ giảm trong quá trình thực hiện Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Cũng theo Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội, đã giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp về an ninh; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, các sự kiện quan trọng của đất nước; phát hiện, ngăn chặn kịp thời âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; từng bước kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm.
theo http://anninhthudo.vn/
Cử tri gửi nhiều kiến nghị về vấn đề Biển Đông
Trong báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết các ý kiến của cử tri gửi tới các kỳ họp Quốc hội khóa XIII do Ban Dân nguyện của Quốc hội tổng hợp, cử tri nhiều tỉnh, thành phố (TP. HCM, Quảng Trị, Cà Mau, Hà Nội, Khánh Hòa…) cho rằng diễn biến tại Biển Đông đang rất phức tạp, đe dọa chủ quyền quốc gia của Việt Nam.
Cử tri đề nghị tăng cường tiềm lực quốc phòng, tăng cường trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng Cảnh sát biển để bảo vệ chủ quyền và hỗ trợ ngư dân trong việc khai thác hải sản, phát triển kinh tế; tăng cường công tác tuần tra trên biển, ngăn chặn kịp thời tình trạng tàu nước ngoài có hành vi gây hấn đối với tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ.
Trong báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết các ý kiến của cử tri gửi tới các kỳ họp Quốc hội khóa XIII do Ban Dân nguyện của Quốc hội tổng hợp, cử tri nhiều tỉnh, thành phố (TP. HCM, Quảng Trị, Cà Mau, Hà Nội, Khánh Hòa…) cho rằng diễn biến tại Biển Đông đang rất phức tạp, đe dọa chủ quyền quốc gia của Việt Nam.
Cử tri đề nghị tăng cường tiềm lực quốc phòng, tăng cường trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng Cảnh sát biển để bảo vệ chủ quyền và hỗ trợ ngư dân trong việc khai thác hải sản, phát triển kinh tế; tăng cường công tác tuần tra trên biển, ngăn chặn kịp thời tình trạng tàu nước ngoài có hành vi gây hấn đối với tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ.