Phát huy tối đa lợi thế rừng, đảm bảo môi trường và pháp luật
- Thứ ba - 18/07/2017 09:20
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo dự thảo đề án, Hà Tĩnh hiện có 360.703 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên. Những năm qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo khai thác tiềm năng, lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp, đạt được một số kết quả quan trọng. Về rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng tự nhiên, từ năm 2012 đến nay, Hà Tĩnh đã khoanh nuôi xúc tiến tái sinh được 6.045 lượt ha, bảo vệ rừng 744.157 lượt ha, chuyển hóa 100 ha rừng giống; một số điểm kinh doanh dịch vụ du lịch gắn với cảnh quan, môi trường rừng trên địa bàn đã được đưa vào khai thác, thu hút đông đảo du khách tham quan.
Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Trịnh Văn Ngọc: Đề án cần bổ sung thêm các giải pháp về thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm khai thác từ đất rừng. Về đất rừng sản xuất, với hơn 72.000 ha rừng trồng nguyên liệu hiện có, mỗi năm cung cấp khoảng 400.000 m3 - 500.000 m3 gỗ nguyên liệu và các loại lâm sản khác, đáp ứng khoảng 75% nhu cầu nguyên liệu các nhà máy chế biến gỗ, với giá trị xuất khẩu đạt trên 47 triệu USD/năm, giải quyết việc làm cho gần 5 ngàn lao động.
Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Lê Ngọc Huấn: Cần đánh giá lại hiệu quả lao động, kinh tế, môi trường của cây cao su để có quy hoạch, giải pháp thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, giá trị sản xuất từ rừng, đất rừng, năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp, giá trị gia tăng của các sản phẩm chưa cao; hệ sinh thái đa dạng nhưng chưa được quan tâm khai thác: hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất còn bất cập… Do vậy, đề án được xây dựng nhằm mục tiêu quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng có hiệu quả; khai thác tiềm năng, lợi thế rừng, đất rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất để phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp…
Giám đốc Sở TN&MT Võ Tá Đinh cho rằng, đề án đánh giá tiềm năng, lợi thế rừng vẫn chưa sâu. Trên cơ sở đó, Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2020 đưa tổng giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên đất lâm nghiệp từ 3.044 tỷ đồng năm 2016, lên khoảng 5.274 tỷ đồng vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho khoảng 70.000 - 80.000 lao động vùng nông thôn miền núi; đảm bảo hài hòa giữa phát triển KT-XH bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng rừng để đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học, ổn định độ che phủ rừng 52%.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Hà Tĩnh đã cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản quản lý, bảo vệ, khai thác rừng. Đây là đề án tiếp cận cái nhìn tổng quan về khai thác tiềm năng, lợi thế rừng, đất lâm nghiệp của tỉnh, do đó, Sở NN&PTNT cần hoàn thiện chi tiết hơn.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh cho rằng, đây là đề án rất quan trọng gắn với phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, dự thảo đề án vẫn còn thiếu bài bản, chưa đạt yêu cầu đề ra; việc đặt vấn đề còn sơ sài, thiếu thuyết phục; đánh giá thực trạng rừng, đất lâm nghiệp rất quan trọng, do đó, cần phân tích đầy đủ cả về mặt đạt được và chưa đạt được; giải pháp thực hiện phải chia ra theo các loại rừng, đánh giá vai trò và hiệu quả từng loại rừng; cần bổ sung nhóm giải pháp về quản lý Nhà nước; xác định rõ nguồn kinh phí thực hiện, nguồn lực huy động... Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị đơn vị tham mưu, trực tiếp là Sở NN&PTNT tiếp tục hoàn thiện đề án trên cơ sở các nội dung góp ý của đại biểu và gợi ý của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc. Đề án phải bám sát quan điểm phát huy tối đa lợi thế của rừng, đảm bảo môi trường và pháp luật. Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị UBND các địa phương, sở ngành liên quan báo cáo đầy đủ các nội dung yêu cầu gửi đơn vị tư vấn, phối hợp xây dựng, góp ý, hoàn thiện đề án. |