Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “30% số công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về”
- Thứ sáu - 25/01/2013 22:27
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
“Tình trạng chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào bất cập. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”.
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức vào chiều 25.1, tại trụ sở Chính phủ.
Xây dựng chế độ công chức thực làm việc
Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2012 nhằm xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Mục tiêu cụ thể của đề án là đến năm 2015 có 70% các cơ quan, tổ chức của Nhà nước từ trung ương đến cấp huyện xây dựng và được phê duyệt danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch; sửa đổi, bổ sung và xây dựng được 100% các chức danh và tiêu chuẩn công chức; nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức; thi nâng ngạch công chức.
100% các cơ quan ở trung ương và 70% các cơ quan ở địa phương thực hiện ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển, thi nâng ngạch công chức; thực hiện thí điểm đổi mới việc tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương trở xuống; đổi mới công tác đánh giá công chức theo hướng đề cao trách nhiệm người đứng đầu và gắn với kết quả công vụ; xây dựng và thực hiện cơ chế đào thải, giải quyết cho thôi việc và miễn nhiệm công chức không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật; quy định và thực hiện chính sách thu hút, tiến cử, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ; đổi mới cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng chế độ công chức của chúng ta hiện nay vẫn nặng tính bao cấp, nên chưa phát huy được trí tuệ của cán bộ.
“Chúng ta hiện đang có 2,8 triệu công chức, nhưng thực sự 2,8 triệu công chức ấy có cống hiến hết mình hay không? Chế độ chi cho công chức, công vụ của chúng ta hiện nay vẫn tính trên tổng biên chế nói chung, mà chưa tính đến việc làm cụ thể của từng vị trí công chức. Biên chế càng lớn thì chi thường xuyên càng lớn. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào” – Phó Thủ tướng phát biểu.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng tình trạng chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào vẫn bất cập, vì thế Ban chỉ đạo cần tìm ra những biện pháp để tìm cán bộ tốt, cán bộ giỏi bổ nhiệm vào những vị trí công chức nhà nước.
Có nên thay cơ chế biên chế bằng việc khoán kinh phí?
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình - Trưởng ban Chỉ đạo - cho rằng cải cách chế độ công vụ, công chức là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và là việc làm tất yếu nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn. Vì vậy, việc cải cách phải được theo hướng năng động, hiệu quả, coi trọng thực tài. Phát biểu tại hội nghị, đại diện một số bộ đều cho rằng, chế độ công chức hiện nay của chúng ta bất hợp lý, ví dụ như có những chuyên viên mới được tuyển dụng từ lớp sinh viên mới ra trường làm việc hết sức hiệu quả, bằng nhiều lần các chuyên viên chính, nhưng chế độ của họ lại rất thấp, trong khi đó những chuyên viên chính chả làm được bao nhiêu nhưng lại vẫn hưởng chế độ cao, đã thế lại giữ khư khư cái chức làm cho lớp trẻ không phát triển được. Hơn thế nữa, chế độ công chức của chúng ta quá thấp, không khuyến khích được cán bộ giải quyết công việc kịp thời.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn cho rằng, nên bỏ cơ chế biên chế mà thay bằng cơ chế khoán kinh phí, bởi biên chế nhiều chưa chắc đã làm việc tốt và nếu làm việc tốt thì được trả lương nhiều, như thế sẽ phát huy được tính sáng tạo của người lao động và rất tiết kiệm được kinh phí.
Tuy nhiên, các bộ như Tài chính, KHCN, Thông tin - Truyền thông lại cho rằng không nên khoán kinh phí như ý kiến của Bộ Tư pháp, vì sẽ xảy ra tình trạng vì tiết kiệm mà không đi công tác, không báo cáo cấp trên, không thực hiện công vụ và sẽ xảy ra tình trạng lộn xộn, thiếu nhất quán trong mức lương công chức nhà nước. Vì thế, không nước nào trên thế giới thực hiện mà nên thực hiện cải cách hành chính, giảm biên chế công chức thì mới tăng lương được.
Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định nếu chúng ta không đổi mới chế độ công vụ, công chức thì sẽ thất bại trước nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đây là sự việc phức tạp, vì vậy việc đổi mới phải chặt chẽ nhưng không vì thế mà không dám làm, mà phải quyết tâm làm. Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành cần phát huy trí tuệ để công cuộc cải cách chế độ công vụ, công chức thành công.
Về công việc trước mắt, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương áp dụng ngay việc thi công chức qua phương pháp trực tuyến, công khai, minh bạch; triển khai xác định vị trí việc làm của từng cán bộ, công chức; đẩy mạnh việc tuyên truyền chế độ công vụ, công chức. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong đề án.
Xây dựng chế độ công chức thực làm việc
Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2012 nhằm xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Mục tiêu cụ thể của đề án là đến năm 2015 có 70% các cơ quan, tổ chức của Nhà nước từ trung ương đến cấp huyện xây dựng và được phê duyệt danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch; sửa đổi, bổ sung và xây dựng được 100% các chức danh và tiêu chuẩn công chức; nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức; thi nâng ngạch công chức.
100% các cơ quan ở trung ương và 70% các cơ quan ở địa phương thực hiện ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển, thi nâng ngạch công chức; thực hiện thí điểm đổi mới việc tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương trở xuống; đổi mới công tác đánh giá công chức theo hướng đề cao trách nhiệm người đứng đầu và gắn với kết quả công vụ; xây dựng và thực hiện cơ chế đào thải, giải quyết cho thôi việc và miễn nhiệm công chức không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật; quy định và thực hiện chính sách thu hút, tiến cử, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ; đổi mới cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng chế độ công chức của chúng ta hiện nay vẫn nặng tính bao cấp, nên chưa phát huy được trí tuệ của cán bộ.
“Chúng ta hiện đang có 2,8 triệu công chức, nhưng thực sự 2,8 triệu công chức ấy có cống hiến hết mình hay không? Chế độ chi cho công chức, công vụ của chúng ta hiện nay vẫn tính trên tổng biên chế nói chung, mà chưa tính đến việc làm cụ thể của từng vị trí công chức. Biên chế càng lớn thì chi thường xuyên càng lớn. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào” – Phó Thủ tướng phát biểu.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng tình trạng chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào vẫn bất cập, vì thế Ban chỉ đạo cần tìm ra những biện pháp để tìm cán bộ tốt, cán bộ giỏi bổ nhiệm vào những vị trí công chức nhà nước.
Có nên thay cơ chế biên chế bằng việc khoán kinh phí?
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình - Trưởng ban Chỉ đạo - cho rằng cải cách chế độ công vụ, công chức là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và là việc làm tất yếu nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn. Vì vậy, việc cải cách phải được theo hướng năng động, hiệu quả, coi trọng thực tài. Phát biểu tại hội nghị, đại diện một số bộ đều cho rằng, chế độ công chức hiện nay của chúng ta bất hợp lý, ví dụ như có những chuyên viên mới được tuyển dụng từ lớp sinh viên mới ra trường làm việc hết sức hiệu quả, bằng nhiều lần các chuyên viên chính, nhưng chế độ của họ lại rất thấp, trong khi đó những chuyên viên chính chả làm được bao nhiêu nhưng lại vẫn hưởng chế độ cao, đã thế lại giữ khư khư cái chức làm cho lớp trẻ không phát triển được. Hơn thế nữa, chế độ công chức của chúng ta quá thấp, không khuyến khích được cán bộ giải quyết công việc kịp thời.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn cho rằng, nên bỏ cơ chế biên chế mà thay bằng cơ chế khoán kinh phí, bởi biên chế nhiều chưa chắc đã làm việc tốt và nếu làm việc tốt thì được trả lương nhiều, như thế sẽ phát huy được tính sáng tạo của người lao động và rất tiết kiệm được kinh phí.
Tuy nhiên, các bộ như Tài chính, KHCN, Thông tin - Truyền thông lại cho rằng không nên khoán kinh phí như ý kiến của Bộ Tư pháp, vì sẽ xảy ra tình trạng vì tiết kiệm mà không đi công tác, không báo cáo cấp trên, không thực hiện công vụ và sẽ xảy ra tình trạng lộn xộn, thiếu nhất quán trong mức lương công chức nhà nước. Vì thế, không nước nào trên thế giới thực hiện mà nên thực hiện cải cách hành chính, giảm biên chế công chức thì mới tăng lương được.
Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định nếu chúng ta không đổi mới chế độ công vụ, công chức thì sẽ thất bại trước nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đây là sự việc phức tạp, vì vậy việc đổi mới phải chặt chẽ nhưng không vì thế mà không dám làm, mà phải quyết tâm làm. Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành cần phát huy trí tuệ để công cuộc cải cách chế độ công vụ, công chức thành công.
Về công việc trước mắt, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương áp dụng ngay việc thi công chức qua phương pháp trực tuyến, công khai, minh bạch; triển khai xác định vị trí việc làm của từng cán bộ, công chức; đẩy mạnh việc tuyên truyền chế độ công vụ, công chức. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong đề án.
Theo laodong.com.vn