Quản lý chất lượng nông sản “Gậy” nhiều nhưng chưa hiệu quả
- Thứ bảy - 06/04/2013 05:42
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tại cuộc họp trực tuyến về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN) và an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm thủy sản do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 4/4, nhiều đại biểu cho rằng, hiện nay có quá nhiều văn bản hướng dẫn quản lý nhưng lại thiếu đồng bộ, mang nặng tính hành chính.
Thiếu đồng bộ
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã có nhiều cố gắng cùng với các địa phương siết chặt quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và nông sản. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân. Báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, tình hình vi phạm chất lượng vẫn còn ở mức cao, nhất là một số lĩnh vực như sản phẩm động vật, rau quả, thủy sản. Đến hết tháng 3/2013, số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xếp loại C (chưa đạt) vẫn chiếm tới 63%; tỷ lệ này ở cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản là 30%...
Tính đến nay, Bộ NN&PTNT đã ban hành 252 thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông, lâm thủy sản. Ngoài ra còn phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng nhiều văn bản pháp quy khác. Rõ ràng, cây "gậy" để quản lý chất lượng rất nhiều, song hiệu quả thực tế vẫn còn khiêm tốn. Ông Nguyễn Đình Xứng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa bày tỏ, hiện nay chưa có thông tư hướng dẫn quản lý từ sản xuất đến tiêu thụ nên chưa kiểm soát được thịt, rau bán tại các chợ. "Nếu không quản lý được đầu ra thì rau an toàn vẫn phải bán lung tung khắp nơi" - ông Xứng băn khoăn.
Đại diện tỉnh An Giang và Ninh Bình cũng băn khoăn, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện Thông tư 14 về kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản. Thế nhưng, lại chưa quy định rút giấy phép kinh doanh đối với cơ sở xếp loại C nên chưa đủ sức răn đe với các cơ sở vi phạm.
Nhiệm vụ số 1
Việc quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông, lâm thủy sản có liên quan đến hơn 14 triệu hộ nông dân, hàng chục ngàn cơ sở sản xuất, kinh doanh nên đòi hỏi sự đầu tư và quan tâm đúng mức. Chia sẻ kinh nghiệm quản lý chất lượng rau an toàn tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Trần Xuân Việt cho biết, TP đã tập trung chỉ đạo phát triển một số vùng chuyên canh và giải quyết đầu ra cho rau an toàn. Trong đó, tổ chức dán tem, nhãn nhận diện cho rau an toàn và đưa sản phẩm lên sàn giao dịch (sanbanbuon.vn) để tiêu thụ. Nhờ đó, diện tích rau an toàn có kiểm soát trên địa bàn Hà Nội tăng rõ rệt, từ vài trăm hecta năm 2009 lên 3.800ha. Phó Chủ tịch cũng đề xuất, quản lý chất lượng VTNN và ATTP là một lĩnh vực rất lớn, cần được Chính phủ, Bộ quan tâm tháo gỡ khó khăn về lực lượng, trang thiết bị, cơ chế quản lý...
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, quản lý chất lượng VTNN và ATTP là nhiệm vụ trọng tâm số 1 của ngành trong năm 2013. Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, tạo cơ chế thuận lợi cho các địa phương khi thực hiện. Ông Phát cũng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh quy hoạch giết mổ và các vùng sản xuất an toàn. Trên cơ sở đó, quản lý ATTP theo chuỗi, tập trung vào các khâu xung yếu, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng.
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã có nhiều cố gắng cùng với các địa phương siết chặt quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và nông sản. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân. Báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, tình hình vi phạm chất lượng vẫn còn ở mức cao, nhất là một số lĩnh vực như sản phẩm động vật, rau quả, thủy sản. Đến hết tháng 3/2013, số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xếp loại C (chưa đạt) vẫn chiếm tới 63%; tỷ lệ này ở cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản là 30%...
Tính đến nay, Bộ NN&PTNT đã ban hành 252 thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông, lâm thủy sản. Ngoài ra còn phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng nhiều văn bản pháp quy khác. Rõ ràng, cây "gậy" để quản lý chất lượng rất nhiều, song hiệu quả thực tế vẫn còn khiêm tốn. Ông Nguyễn Đình Xứng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa bày tỏ, hiện nay chưa có thông tư hướng dẫn quản lý từ sản xuất đến tiêu thụ nên chưa kiểm soát được thịt, rau bán tại các chợ. "Nếu không quản lý được đầu ra thì rau an toàn vẫn phải bán lung tung khắp nơi" - ông Xứng băn khoăn.
Quầy hàng giới thiệu rau an toàn của HTX Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. Ảnh: Quang Thiện
Cùng chung mối lo ngại đó, ông Nguyễn Tiến Đạt, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho rằng, hiện nay chúng ta vẫn thiếu quy định căn cứ để truy xuất nguồn gốc đối với rau, củ, quả và vật tư nông nghiệp. Sự việc "nhầm lẫn" về nguồn gốc nho trong siêu thị mới đây là một ví dụ. Hơn nữa, do thiếu cơ chế quản lý, truy xuất nguồn gốc từ sản xuất tới tiêu thụ nên rau quả nhập khẩu chủ yếu mới chỉ được kiểm tra tại cửa khẩu, còn lại quá trình lưu thông, phân phối, bán lẻ chưa được kiểm soát.Đại diện tỉnh An Giang và Ninh Bình cũng băn khoăn, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện Thông tư 14 về kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản. Thế nhưng, lại chưa quy định rút giấy phép kinh doanh đối với cơ sở xếp loại C nên chưa đủ sức răn đe với các cơ sở vi phạm.
Nhiệm vụ số 1
Việc quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông, lâm thủy sản có liên quan đến hơn 14 triệu hộ nông dân, hàng chục ngàn cơ sở sản xuất, kinh doanh nên đòi hỏi sự đầu tư và quan tâm đúng mức. Chia sẻ kinh nghiệm quản lý chất lượng rau an toàn tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Trần Xuân Việt cho biết, TP đã tập trung chỉ đạo phát triển một số vùng chuyên canh và giải quyết đầu ra cho rau an toàn. Trong đó, tổ chức dán tem, nhãn nhận diện cho rau an toàn và đưa sản phẩm lên sàn giao dịch (sanbanbuon.vn) để tiêu thụ. Nhờ đó, diện tích rau an toàn có kiểm soát trên địa bàn Hà Nội tăng rõ rệt, từ vài trăm hecta năm 2009 lên 3.800ha. Phó Chủ tịch cũng đề xuất, quản lý chất lượng VTNN và ATTP là một lĩnh vực rất lớn, cần được Chính phủ, Bộ quan tâm tháo gỡ khó khăn về lực lượng, trang thiết bị, cơ chế quản lý...
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, quản lý chất lượng VTNN và ATTP là nhiệm vụ trọng tâm số 1 của ngành trong năm 2013. Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, tạo cơ chế thuận lợi cho các địa phương khi thực hiện. Ông Phát cũng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh quy hoạch giết mổ và các vùng sản xuất an toàn. Trên cơ sở đó, quản lý ATTP theo chuỗi, tập trung vào các khâu xung yếu, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng.
Năm 2013, Bộ NN&PTNT đặt ra mục tiêu giảm 10% số vụ vi phạm ATTP, giảm 10% tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN xếp loại C so với năm 2012. |
Thắng Văn (ktdt.com.vn)