Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y: Vẫn chờ sự tự giác của người dân
- Chủ nhật - 13/10/2013 23:09
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tại Nghị định này, quy định về tiêm phòng vaccin đối với vật nuôi là điều bắt buộc và nhiều ý kiến cho rằng, người dân nên tự giác chấp hành.
Nhiều loại dịch bệnh phải tiêm phòng bắt buộc
Theo Điều 5 của Nghị định về "Vi phạm phòng bệnh và chữa bệnh trên cạn”, có quy định: Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi: Không thực hiện việc tiêm phòng vaccin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật để phòng các bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc; không chấp hành việc lấy mẫu bệnh phẩm để kiểm tra, phát hiện bệnh...
Trao đổi với phóng viên NTNN, TS Văn Đăng Kỳ- Trưởng Phòng Dịch tễ, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho rằng: “Việc ban hành Nghị định 119 về xử phạt hành chính đối với một số lĩnh vực trong nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực thú y là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, chỉ có điều quy định về xử phạt đối với hành vi nuôi chó thả rông lại không được đưa vào là điều đáng tiếc, còn quy định tiêm phòng vaccin bắt buộc là điều cần phải thực hiện”.
Theo TS Kỳ, ở nước ta hàng năm có 2 đợt tiêm phòng, trong đó đợt 1 là mùa xuân (tháng 3, 4) và đợt 2 là mùa thu (tháng 9, 10), trong đó có một số loại bệnh phải tiêm phòng bắt buộc là: Lở mồm long móng, Newcastle, dịch tả lợn, nhiệt thán, cúm gia cầm, bệnh dại trên chó, mèo…
“Trên thực tế, các bệnh này đều có thanh tra, kiểm soát và bắt buộc hộ nuôi phải có giấy chứng nhận tiêm phòng. Việc tiêm phòng trước hết có lợi cho chính chủ hộ vì tránh được thiệt hại do vật nuôi bị chết hoặc tiêu hủy khi có dịch bệnh, đồng thời còn không để lây lan ra cộng đồng. Do đó, trước mắt chúng tôi sẽ tập trung vào việc truyền thông để cho bà con hiểu rõ hơn lợi ích này” - TS Kỳ nói.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 6-7 triệu đồng đối với hành vi vi phạm đưa vào cơ sở giết mổ động vật chết, động vật mắc bệnh truyền nhiễm hoặc tẩu tán động vật chết, động vật mắc bệnh truyền nhiễm khi chưa được cơ quan thú y kiểm tra, xử lý. Đối với hành vi vi phạm giết mổ động vật mới tiêm phòng vaccin chưa đủ 15 ngày thì sẽ bị phạt tiền từ 8-9 triệu đồng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25.11.2003…
Lo người dân không tự giác chấp hành
Ông Lò Văn Miên, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu (Phong Thổ, Lai Châu) cho biết, đồng bào ở Sì Lở Lầu chủ yếu là người dân tộc thiểu số, họ đã quen nuôi chó, mèo, lợn, gà kiểu thả rông, nên nhiều khi Nhà nước cho không tiền tiêm vaccin, họ cũng chẳng chấp hành.
“Có 2 lý do người dân không chấp hành tiêm phòng là do họ nghĩ, vật nuôi thả rông như thế vẫn khoẻ mạnh, mau lớn, có vấn đề gì đâu mà phải tiêm. Có người còn nói rằng, năm ngoái, con chó đang khoẻ mạnh bình thường, tiêm phòng xong là bỏ ăn rồi chết thì tiêm làm gì”- ông Miên kể.
Theo ông Miên, có trường hợp vật nuôi ủ bệnh trước khi tiêm, nên khi tiêm xong mà chó bị chết thì rất khó vận động họ tiêm lại. Dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng mỗi năm xã Sì Lở Lầu cũng chỉ tiêm phòng được khoảng 80% vật nuôi.
Cũng theo ông Miên, nếu áp dụng hình thức xử phạt đối với chủ vật nuôi không tiêm phòng, chắc chắn rất khó thực hiện vì người dân không chịu nộp, và cũng chẳng có chế tài gì để bắt buộc họ. Mặt khác, ở cơ sở, nhiều việc phải xử lý theo “cái tình”, nếu phạt họ vì lý do nào đó, khi tới nhà làm việc họ còn không tiếp, từ đó sẽ rất khó tuyên truyền, vận động các chính sách khác.
Cùng chung nhận định trên, ông Đoàn Duy Ái - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Nghị định có rất nhiều quy định khó thực hiện như: Ai là người đi phạt chủ vật nuôi không tiêm vaccin, trong khi ở nhiều nơi, kể cả được cho không vaccin, người dân còn chưa tiêm. Hay với trường hợp ném vật nuôi bị chết bởi dịch bệnh ra nơi công cộng, người ta thường ném ra sông, suối vào ban đêm, do đó không thể biết được vật nuôi của ai để xử lý. Tương tự, với quy định điểm giết mổ, hiện chủ yếu người dân giết mổ tự phát, có nhà giết lợn, chó... ở trong sân, vậy ai sẽ vào tận nhà họ để xử lý?
Về những thắc mắc này, TS Kỳ cho rằng, thực chất với những quy định như trên, lực lượng thú y khó đảm bảo đủ lực lượng để kiểm tra, giám sát, mà vẫn cần phải dựa vào cộng đồng dân cư phát hiện phản ánh. “Chỉ cần có phản ánh xác thực của người dân, lực lượng thú y thôn bản sẽ lập biên bản để xử lý theo quy định. Song trước mắt, chúng tôi vẫn ưu tiên việc tuyên truyền ý thức tự giác cho người dân hơn, điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức cho người dân rằng, việc làm đó là không đúng quy định” - TS Kỳ nói rõ thêm.
Nhiều loại dịch bệnh phải tiêm phòng bắt buộc
Theo Điều 5 của Nghị định về "Vi phạm phòng bệnh và chữa bệnh trên cạn”, có quy định: Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi: Không thực hiện việc tiêm phòng vaccin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật để phòng các bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc; không chấp hành việc lấy mẫu bệnh phẩm để kiểm tra, phát hiện bệnh...
Sẽ phạt tiền nếu chủ vật nuôi không tiêm vaccin phòng bệnh cho gia súc (ảnh minh họa).
Trao đổi với phóng viên NTNN, TS Văn Đăng Kỳ- Trưởng Phòng Dịch tễ, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho rằng: “Việc ban hành Nghị định 119 về xử phạt hành chính đối với một số lĩnh vực trong nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực thú y là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, chỉ có điều quy định về xử phạt đối với hành vi nuôi chó thả rông lại không được đưa vào là điều đáng tiếc, còn quy định tiêm phòng vaccin bắt buộc là điều cần phải thực hiện”.
Theo TS Kỳ, ở nước ta hàng năm có 2 đợt tiêm phòng, trong đó đợt 1 là mùa xuân (tháng 3, 4) và đợt 2 là mùa thu (tháng 9, 10), trong đó có một số loại bệnh phải tiêm phòng bắt buộc là: Lở mồm long móng, Newcastle, dịch tả lợn, nhiệt thán, cúm gia cầm, bệnh dại trên chó, mèo…
“Trên thực tế, các bệnh này đều có thanh tra, kiểm soát và bắt buộc hộ nuôi phải có giấy chứng nhận tiêm phòng. Việc tiêm phòng trước hết có lợi cho chính chủ hộ vì tránh được thiệt hại do vật nuôi bị chết hoặc tiêu hủy khi có dịch bệnh, đồng thời còn không để lây lan ra cộng đồng. Do đó, trước mắt chúng tôi sẽ tập trung vào việc truyền thông để cho bà con hiểu rõ hơn lợi ích này” - TS Kỳ nói.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 6-7 triệu đồng đối với hành vi vi phạm đưa vào cơ sở giết mổ động vật chết, động vật mắc bệnh truyền nhiễm hoặc tẩu tán động vật chết, động vật mắc bệnh truyền nhiễm khi chưa được cơ quan thú y kiểm tra, xử lý. Đối với hành vi vi phạm giết mổ động vật mới tiêm phòng vaccin chưa đủ 15 ngày thì sẽ bị phạt tiền từ 8-9 triệu đồng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25.11.2003…
Lo người dân không tự giác chấp hành
Ông Lò Văn Miên, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu (Phong Thổ, Lai Châu) cho biết, đồng bào ở Sì Lở Lầu chủ yếu là người dân tộc thiểu số, họ đã quen nuôi chó, mèo, lợn, gà kiểu thả rông, nên nhiều khi Nhà nước cho không tiền tiêm vaccin, họ cũng chẳng chấp hành.
“Có 2 lý do người dân không chấp hành tiêm phòng là do họ nghĩ, vật nuôi thả rông như thế vẫn khoẻ mạnh, mau lớn, có vấn đề gì đâu mà phải tiêm. Có người còn nói rằng, năm ngoái, con chó đang khoẻ mạnh bình thường, tiêm phòng xong là bỏ ăn rồi chết thì tiêm làm gì”- ông Miên kể.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Hà Văn Um - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lai Châu cho biết: Hiện nay, cán bộ thú y ở cấp huyện và xã theo ngạch viên chức nên không đủ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trước đây, cán bộ chỉ vận động tuyên truyền còn thấy khó, giờ nếu áp dụng hình thức xử phạt với chủ vật nuôi không tiêm vaccin, sẽ càng khó hơn nữa. Đối với quy định điểm giết mổ, ngay trung tâm thị xã Lai Châu cũng chưa có điểm giết mổ tập trung theo quy định thì sao có thể xử phạt được dân. |
Cũng theo ông Miên, nếu áp dụng hình thức xử phạt đối với chủ vật nuôi không tiêm phòng, chắc chắn rất khó thực hiện vì người dân không chịu nộp, và cũng chẳng có chế tài gì để bắt buộc họ. Mặt khác, ở cơ sở, nhiều việc phải xử lý theo “cái tình”, nếu phạt họ vì lý do nào đó, khi tới nhà làm việc họ còn không tiếp, từ đó sẽ rất khó tuyên truyền, vận động các chính sách khác.
Cùng chung nhận định trên, ông Đoàn Duy Ái - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Nghị định có rất nhiều quy định khó thực hiện như: Ai là người đi phạt chủ vật nuôi không tiêm vaccin, trong khi ở nhiều nơi, kể cả được cho không vaccin, người dân còn chưa tiêm. Hay với trường hợp ném vật nuôi bị chết bởi dịch bệnh ra nơi công cộng, người ta thường ném ra sông, suối vào ban đêm, do đó không thể biết được vật nuôi của ai để xử lý. Tương tự, với quy định điểm giết mổ, hiện chủ yếu người dân giết mổ tự phát, có nhà giết lợn, chó... ở trong sân, vậy ai sẽ vào tận nhà họ để xử lý?
Về những thắc mắc này, TS Kỳ cho rằng, thực chất với những quy định như trên, lực lượng thú y khó đảm bảo đủ lực lượng để kiểm tra, giám sát, mà vẫn cần phải dựa vào cộng đồng dân cư phát hiện phản ánh. “Chỉ cần có phản ánh xác thực của người dân, lực lượng thú y thôn bản sẽ lập biên bản để xử lý theo quy định. Song trước mắt, chúng tôi vẫn ưu tiên việc tuyên truyền ý thức tự giác cho người dân hơn, điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức cho người dân rằng, việc làm đó là không đúng quy định” - TS Kỳ nói rõ thêm.
Nguồn: danviet.vn