Sản phẩm sau gạo khó cứu được giá lúa
- Chủ nhật - 23/03/2014 05:35
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Khi giá lúa hàng hoá đang thời kỳ “trầm cảm”, nông dân điêu đứng, thuật ngữ đa dạng hoá sản phẩm để làm tăng giá trị hạt gạo được người ta nhắc đi nhắc lại nhiều hơn. Sản phẩm sau gạo, ít nhiều được kỳ vọng là một trong những biện pháp hỗ trợ nông dân trồng lúa.
Đặc sản từ gạo
Chị Bé Tư có một kiốt kinh doanh các mặt hàng: bún, hủ tíu, bánh canh, hoành thánh, mì, phở… ở chợ Thạnh Trị (Mỹ Tho, Tiền Giang) nói rằng, nhu cầu chất bột trong tiêu dùng hàng ngày không đơn thuần chỉ là cơm. Cho nên, “nếu chỉ mở một tiệm bán gạo lẻ, số lượng bán ra cũng như lợi nhuận thu được trong ngày sẽ không nhiều như kinh doanh các loại sản phẩm được chế biến từ gạo”.
Để chứng minh điều mình nói, chị Bé Tư dẫn chứng: “Riêng ở Mỹ Tho này thôi, mỗi ngày các lò hủ tíu ở Gò Cát – Mỹ Phong (xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho) làm ra hơn chục tấn hủ tíu mà các chợ cũng chia nhau, bán hết sạch”.
Ông Trương Văn Thuận, chủ một lò hủ tíu ở ấp Hội Gia (xã Mỹ Phong) cho biết, cơ sở sản xuất của ông hoạt động quanh năm, bình quân mỗi ngày cho ra lò khoảng 500kg hủ tíu sợi, bán hết trong ngày. Ông Võ Văn Lập, chi cục phó chi cục Phát triển nông thôn (sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang) cho rằng, lò hủ tíu của ông Thuận chỉ mới ở tầm trung, các lò của ông Phạm Hữu Tấn (ấp Mỹ Hoà), lò ông Nguyễn Văn Long (ấp Hội Gia)… mỗi ngày làm ra hơn 1 tấn hủ tíu/lò.
Theo ông Lập, ở xã Mỹ Phong hiện có gần 30 cơ sở sản xuất hủ tíu, bún, bánh canh và khoảng mười cơ sở chế biến các loại bánh ít, bánh tét. Bình quân sản lượng hủ tíu, bún, bánh canh khoảng 20 tấn/ngày cung cấp cho thị trường TP Mỹ Tho và lân cận.
Để làm ra sản phẩm hủ tíu, theo ông Thuận, tỷ lệ nguyên liệu/sản phẩm tương ứng 1/1, nên mỗi ngày, riêng nhóm nghề sản xuất hủ tíu cần lượng nguyên liệu tương đương lượng sản phẩm ra lò. Tuy nhiên, gạo nguyên liệu sử dụng trong chế biến hủ tíu phải là loại gạo nở (gạo cũ), chất lượng tốt, mềm cơm. Do vậy, ông Thuận cho rằng, làng nghề hủ tíu khó giúp được nông dân trong mùa thu hoạch gặp tình trạng lúa ế, giá rẻ như hiện tại.
Bởi nguyên liệu sử dụng trong sản xuất hủ tíu phải là loại gạo được dự trữ qua nhiều tháng (gạo cũ). Các lò hủ tíu thường phải mua gạo nguyên liệu ở mức giá khá cao so mặt bằng giá gạo chợ. Phần giá tăng thêm này đương nhiên thuộc về các chủ vựa lúa gạo, bởi nông dân thường phải bán lúa khi vừa thu hoạch với giá rẻ, các chủ vựa đã mua và trữ lại, chờ bán với giá cao.
Suy tàn làng bột
Ông Trần Minh Trí, phường 2, TP Sa Đéc (Đồng Tháp), người có bề dày sống bằng nghề làm bột gia truyền, mấy năm nay đã “úp lu, bỏ nghề vì làm bột không kiếm ra đồng tiền lời”, ông Trí nói.
Thống kê của trung tâm Khuyến công (sở Công thương) Đồng Tháp, thời hưng thịnh, có khoảng 2.000 hộ dân ở thị xã Sa Đéc (nay là TP Sa Đéc), xã Tân Phú Trung, Tân Bình (huyện Châu Thành) sống bằng nghề này.
Ông Trần Tuấn Cường ấp Tân Phú, xã Tân Phú Trung là một trong những người hiện còn cố đeo bám nghề bột để tận dụng phụ phẩm, phục vụ chăn nuôi. Tuy nhiên, giá tấm bột nguyên liệu ngày càng tăng dù giá lúa luôn ở mức thấp là một nghịch lý. Giá heo hơi lại thường hay biến động giảm khiến không ít phen ông Cường ôm nợ vì vừa lỗ trong hoạt động làm bột, còn thêm lỗ trong chăn nuôi.
Ông Cường cho biết, hiện tại ông còn nuôi khoảng 160 con heo các cỡ nên mỗi ngày cố gắng làm khoảng 400kg tấm bột với giá 7.200 – 7.300 đồng/kg.
Lý giải thực tế giá tấm nguyên liệu cao trong khi giá lúa hiện tại đang rớt xuống dưới giá thành, ông Cường cho rằng, các nhà cung ứng nguyên liệu nói, giá lúa rẻ nên thương lái trữ lại lúa làm cho mặt hàng tấm khan hiếm, giá tăng.
Theo ông Cường, mỗi ngày ông thu được 150kg bột khô. Bình quân cứ 50kg tấm bột sẽ thu được gần 32 – 33kg bột khô. Nhưng giá bán bột khô hiện chỉ khoảng 9.000 – 9.200 đồng/kg, ông Cường chỉ thu được khoảng 1,4 triệu đồng tiền bán bột khô trong khi trước đó phải chi khoảng 2,9 triệu đồng tiền mua tấm nguyên liệu. Như vậy, mỗi ngày ông Cường phải chịu lỗ 1,5 triệu đồng để chỉ thu lại 120 – 150kg cặn bột, nuôi heo.
Ông Huỳnh Công Quân, chủ tịch hội nông dân xã Tân Phú Trung, xã có hơn 500 hộ dân làm bột, nuôi heo, nhưng ngày càng nhiều người bỏ nghề vì lỗ kép liên tục. Đến thời điểm này, làng nghề bột ở Sa Đéc, Châu Thành ước còn khoảng 1.000 hộ dân đeo bám nghề bột để chăn nuôi. Với sản lượng bột làm ra ước khoảng 30.000 tấn/năm, lượng tấm nguyên liệu cần thiết cũng chỉ khoảng 80.000 tấn/năm – con số quá nhỏ so với sản lượng khoảng 3 triệu tấn lúa/năm của tỉnh Đồng Tháp.
Lúa gạo Đồng Tháp vẫn phải trông cậy chính vào hoạt động xuất khẩu, bởi “nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm bột và sản phẩm chế biến từ bột vẫn chưa lớn, các làng nghề chỉ duy trì sản xuất với quy mô nhỏ”, ông Nhị Văn Khải, giám đốc sở Công thương tỉnh Đồng Tháp, nói.
Trong khi đó, chọn phân khúc thị trường gạo cao cấp để kinh doanh trong nội địa, ông Phạm Văn Bên, giám đốc doanh nghiệp tư nhân Cỏ May (Đồng Tháp) cho rằng: “Giá trị gạo nội địa cao hơn nhiều lần so với gạo xuất khẩu”. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường trong nước giới hạn và cũng sẽ theo xu hướng chung của thế giới là giảm ăn gạo. Bài toán lớn hơn nằm ở chỗ cơ cấu lại ngành lúa gạo...
Chị Bé Tư có một kiốt kinh doanh các mặt hàng: bún, hủ tíu, bánh canh, hoành thánh, mì, phở… ở chợ Thạnh Trị (Mỹ Tho, Tiền Giang) nói rằng, nhu cầu chất bột trong tiêu dùng hàng ngày không đơn thuần chỉ là cơm. Cho nên, “nếu chỉ mở một tiệm bán gạo lẻ, số lượng bán ra cũng như lợi nhuận thu được trong ngày sẽ không nhiều như kinh doanh các loại sản phẩm được chế biến từ gạo”.
Làng nghề sản xuất hủ tíu ở Mỹ Tho (Tiền Giang). Ảnh: A.T
Để chứng minh điều mình nói, chị Bé Tư dẫn chứng: “Riêng ở Mỹ Tho này thôi, mỗi ngày các lò hủ tíu ở Gò Cát – Mỹ Phong (xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho) làm ra hơn chục tấn hủ tíu mà các chợ cũng chia nhau, bán hết sạch”.
Ông Trương Văn Thuận, chủ một lò hủ tíu ở ấp Hội Gia (xã Mỹ Phong) cho biết, cơ sở sản xuất của ông hoạt động quanh năm, bình quân mỗi ngày cho ra lò khoảng 500kg hủ tíu sợi, bán hết trong ngày. Ông Võ Văn Lập, chi cục phó chi cục Phát triển nông thôn (sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang) cho rằng, lò hủ tíu của ông Thuận chỉ mới ở tầm trung, các lò của ông Phạm Hữu Tấn (ấp Mỹ Hoà), lò ông Nguyễn Văn Long (ấp Hội Gia)… mỗi ngày làm ra hơn 1 tấn hủ tíu/lò.
Theo ông Lập, ở xã Mỹ Phong hiện có gần 30 cơ sở sản xuất hủ tíu, bún, bánh canh và khoảng mười cơ sở chế biến các loại bánh ít, bánh tét. Bình quân sản lượng hủ tíu, bún, bánh canh khoảng 20 tấn/ngày cung cấp cho thị trường TP Mỹ Tho và lân cận.
Các lò hủ tíu thường phải mua gạo nguyên liệu ở mức giá khá cao so mặt bằng giá gạo chợ. Phần giá tăng thêm này đương nhiên thuộc về các chủ vựa lúa gạo, bởi nông dân thường phải bán lúa khi vừa thu hoạch với giá rẻ, các chủ vựa đã mua và |
Bởi nguyên liệu sử dụng trong sản xuất hủ tíu phải là loại gạo được dự trữ qua nhiều tháng (gạo cũ). Các lò hủ tíu thường phải mua gạo nguyên liệu ở mức giá khá cao so mặt bằng giá gạo chợ. Phần giá tăng thêm này đương nhiên thuộc về các chủ vựa lúa gạo, bởi nông dân thường phải bán lúa khi vừa thu hoạch với giá rẻ, các chủ vựa đã mua và trữ lại, chờ bán với giá cao.
Suy tàn làng bột
Ông Trần Minh Trí, phường 2, TP Sa Đéc (Đồng Tháp), người có bề dày sống bằng nghề làm bột gia truyền, mấy năm nay đã “úp lu, bỏ nghề vì làm bột không kiếm ra đồng tiền lời”, ông Trí nói.
Thống kê của trung tâm Khuyến công (sở Công thương) Đồng Tháp, thời hưng thịnh, có khoảng 2.000 hộ dân ở thị xã Sa Đéc (nay là TP Sa Đéc), xã Tân Phú Trung, Tân Bình (huyện Châu Thành) sống bằng nghề này.
Ông Trần Tuấn Cường ấp Tân Phú, xã Tân Phú Trung là một trong những người hiện còn cố đeo bám nghề bột để tận dụng phụ phẩm, phục vụ chăn nuôi. Tuy nhiên, giá tấm bột nguyên liệu ngày càng tăng dù giá lúa luôn ở mức thấp là một nghịch lý. Giá heo hơi lại thường hay biến động giảm khiến không ít phen ông Cường ôm nợ vì vừa lỗ trong hoạt động làm bột, còn thêm lỗ trong chăn nuôi.
Ông Cường cho biết, hiện tại ông còn nuôi khoảng 160 con heo các cỡ nên mỗi ngày cố gắng làm khoảng 400kg tấm bột với giá 7.200 – 7.300 đồng/kg.
Chuối nướng bọc xôi – món Việt trên đường phố Singapore. Ảnh: TL
Lý giải thực tế giá tấm nguyên liệu cao trong khi giá lúa hiện tại đang rớt xuống dưới giá thành, ông Cường cho rằng, các nhà cung ứng nguyên liệu nói, giá lúa rẻ nên thương lái trữ lại lúa làm cho mặt hàng tấm khan hiếm, giá tăng.
Theo ông Cường, mỗi ngày ông thu được 150kg bột khô. Bình quân cứ 50kg tấm bột sẽ thu được gần 32 – 33kg bột khô. Nhưng giá bán bột khô hiện chỉ khoảng 9.000 – 9.200 đồng/kg, ông Cường chỉ thu được khoảng 1,4 triệu đồng tiền bán bột khô trong khi trước đó phải chi khoảng 2,9 triệu đồng tiền mua tấm nguyên liệu. Như vậy, mỗi ngày ông Cường phải chịu lỗ 1,5 triệu đồng để chỉ thu lại 120 – 150kg cặn bột, nuôi heo.
Ông Huỳnh Công Quân, chủ tịch hội nông dân xã Tân Phú Trung, xã có hơn 500 hộ dân làm bột, nuôi heo, nhưng ngày càng nhiều người bỏ nghề vì lỗ kép liên tục. Đến thời điểm này, làng nghề bột ở Sa Đéc, Châu Thành ước còn khoảng 1.000 hộ dân đeo bám nghề bột để chăn nuôi. Với sản lượng bột làm ra ước khoảng 30.000 tấn/năm, lượng tấm nguyên liệu cần thiết cũng chỉ khoảng 80.000 tấn/năm – con số quá nhỏ so với sản lượng khoảng 3 triệu tấn lúa/năm của tỉnh Đồng Tháp.
Lúa gạo Đồng Tháp vẫn phải trông cậy chính vào hoạt động xuất khẩu, bởi “nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm bột và sản phẩm chế biến từ bột vẫn chưa lớn, các làng nghề chỉ duy trì sản xuất với quy mô nhỏ”, ông Nhị Văn Khải, giám đốc sở Công thương tỉnh Đồng Tháp, nói.
Trong khi đó, chọn phân khúc thị trường gạo cao cấp để kinh doanh trong nội địa, ông Phạm Văn Bên, giám đốc doanh nghiệp tư nhân Cỏ May (Đồng Tháp) cho rằng: “Giá trị gạo nội địa cao hơn nhiều lần so với gạo xuất khẩu”. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường trong nước giới hạn và cũng sẽ theo xu hướng chung của thế giới là giảm ăn gạo. Bài toán lớn hơn nằm ở chỗ cơ cấu lại ngành lúa gạo...
Nguồn: danviet.vn