Sắp có chính sách mới hỗ trợ giải quyết việc làm
- Chủ nhật - 04/10/2015 21:02
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Giải quyết chuyển đổi nghề và tìm việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất, nhất là thanh niên, đang có nhiều bất cập. Phóng viên báo Tin Tức đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).
Theo thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên, nhất là thanh niên khu vực bị thu hồi đất làm dự án khá cao. Nhà nước có chính sách như thế nào để giải quyết tình trạng này, thưa ông?
Để giải quyết việc làm cho lao động khu vực bị thu hồi đất, trong đó có cả thanh niên, Chính phủ đã ban hành Quyết định 52 về hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm. Tuy nhiên, sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực từ 1/7/2014, quyết định này phải thay thế. Bộ LĐTBXH đang dự thảo quyết định mới và lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương. Theo dự thảo, quyết định mới dựa trên tinh thần hỗ trợ người của khu vực mất đất, nông nghiệp hoặc khu vực thành thị bị giải tỏa giải phóng mặt bằng (GPMB) theo hướng người dân bị thu hồi đất được ưu tiên vay vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp; được hỗ trợ tư vấn, trợ giúp việc làm miễn phí; học nghề để đi xuất khẩu lao động.
Trong đó, đối với hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm, các đối tượng trên được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi đất. Các đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí với sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng. Nếu tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng, được hỗ trợ học phí cho một khóa học, mức học phí được hỗ trợ bằng mức thu học phí thực tế của cơ sở đào tạo, nhưng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, theo quy định của pháp luật…
Theo phản ánh từ các địa phương, việc đào tạo nghề diễn ra chậm và không phù hợp khiến nhiều người, nhất là thanh niên, phải tự tìm kiếm việc làm, ông nhận định thế nào về tình trạng này?
Đúng là có thực tế thanh niên không có nhu cầu học nghề, hoặc không muốn học nghề. Có nghĩa là thanh niên khu vực bị thu hồi đất đang bỏ lỡ cơ hội học nghề, chuyển đổi nghề. Thường trước khi có phương án GPMB, chủ đầu tư sẽ điều tra xã hội học để tìm hiểu nhu cầu của người lao động từng hộ gia đình, sau đó, địa phương và chủ đầu tư có chính sách với từng nhóm đối tượng. Đây là cơ hội và người lao động cần nhận thức và tận dụng nguồn hỗ trợ học nghề này.
Về mặt chính sách hỗ trợ theo tôi là đầy đủ, vấn đề là địa phương và đơn vị chủ đầu tư dự án thu hồi đất có triển khai nghiêm túc và đúng quy trình hay không.
Theo tôi, khi có dự án thì ít nhất trước đó là 3 năm cần thông báo về địa phương để người lao động chuyển đổi nghề. Phần lớn dự án hiện nay là triển khai gần xong mới hỗ trợ, nên không thực tế trong chuyển đổi nghề.
Việc tư vấn, định hướng việc làm thời gian tới cần phải được triển khai ra sao cho hiệu quả đối với cho thanh niên khi thu hồi đất tại địa phương, thưa ông?
Để giải quyết việc làm cho thanh niên khu vực đất bị thu hồi, cần gắn với thị trường lao động, trong đó tập trung chuyển đổi sang nghề dịch vụ, công nghiệp. Cần có khảo sát nhu cầu cụ thể về việc làm hàng năm để có định hướng nghề nghiệp, trong đó gắn với doanh nghiệp trên địa bàn, để từ đó chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể cần định hướng nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên nông thôn. Bên cạnh đó phải yêu cầu doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn có trách nhiệm trong việc tuyển dụng, cung cấp thông tin về ngành nghề. Tiêu chí việc làm và đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp cần được đẩy mạnh để người lao động ra có việc làm và không lãng phí về thời gian và tiền trong khâu đào tạo.
Xin cảm ơn ông!
Để giải quyết việc làm cho lao động khu vực bị thu hồi đất, trong đó có cả thanh niên, Chính phủ đã ban hành Quyết định 52 về hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm. Tuy nhiên, sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực từ 1/7/2014, quyết định này phải thay thế. Bộ LĐTBXH đang dự thảo quyết định mới và lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương. Theo dự thảo, quyết định mới dựa trên tinh thần hỗ trợ người của khu vực mất đất, nông nghiệp hoặc khu vực thành thị bị giải tỏa giải phóng mặt bằng (GPMB) theo hướng người dân bị thu hồi đất được ưu tiên vay vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp; được hỗ trợ tư vấn, trợ giúp việc làm miễn phí; học nghề để đi xuất khẩu lao động.
Trong đó, đối với hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm, các đối tượng trên được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi đất. Các đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí với sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng. Nếu tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng, được hỗ trợ học phí cho một khóa học, mức học phí được hỗ trợ bằng mức thu học phí thực tế của cơ sở đào tạo, nhưng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, theo quy định của pháp luật…
Theo phản ánh từ các địa phương, việc đào tạo nghề diễn ra chậm và không phù hợp khiến nhiều người, nhất là thanh niên, phải tự tìm kiếm việc làm, ông nhận định thế nào về tình trạng này?
Đúng là có thực tế thanh niên không có nhu cầu học nghề, hoặc không muốn học nghề. Có nghĩa là thanh niên khu vực bị thu hồi đất đang bỏ lỡ cơ hội học nghề, chuyển đổi nghề. Thường trước khi có phương án GPMB, chủ đầu tư sẽ điều tra xã hội học để tìm hiểu nhu cầu của người lao động từng hộ gia đình, sau đó, địa phương và chủ đầu tư có chính sách với từng nhóm đối tượng. Đây là cơ hội và người lao động cần nhận thức và tận dụng nguồn hỗ trợ học nghề này.
Về mặt chính sách hỗ trợ theo tôi là đầy đủ, vấn đề là địa phương và đơn vị chủ đầu tư dự án thu hồi đất có triển khai nghiêm túc và đúng quy trình hay không.
Theo tôi, khi có dự án thì ít nhất trước đó là 3 năm cần thông báo về địa phương để người lao động chuyển đổi nghề. Phần lớn dự án hiện nay là triển khai gần xong mới hỗ trợ, nên không thực tế trong chuyển đổi nghề.
Việc tư vấn, định hướng việc làm thời gian tới cần phải được triển khai ra sao cho hiệu quả đối với cho thanh niên khi thu hồi đất tại địa phương, thưa ông?
Để giải quyết việc làm cho thanh niên khu vực đất bị thu hồi, cần gắn với thị trường lao động, trong đó tập trung chuyển đổi sang nghề dịch vụ, công nghiệp. Cần có khảo sát nhu cầu cụ thể về việc làm hàng năm để có định hướng nghề nghiệp, trong đó gắn với doanh nghiệp trên địa bàn, để từ đó chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể cần định hướng nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên nông thôn. Bên cạnh đó phải yêu cầu doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn có trách nhiệm trong việc tuyển dụng, cung cấp thông tin về ngành nghề. Tiêu chí việc làm và đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp cần được đẩy mạnh để người lao động ra có việc làm và không lãng phí về thời gian và tiền trong khâu đào tạo.
Xin cảm ơn ông!