Tái cơ cấu nông nghiệp: Tránh phong trào, không thực chất
- Thứ năm - 10/10/2013 23:39
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thưa ông, hiện Bộ NNPTNT đã triển khai thực hiện TCC ngành kinh tế nông nghiệp. Vậy trong bối cảnh hiện nay, việc TCC nông nghiệp có thuận lợi và khó khăn gì?
- Trước hết, chúng ta phải hiểu TCC nông nghiệp khác hẳn các ngành khác. Điểm khác biệt là, trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, TCC là tất yếu. Còn TCC ngành nông nghiệp là trong điều kiện ngành đang phát triển ổn định, TCC trong thời điểm dù khó khăn, nhưng nông nghiệp vẫn là trụ đỡ cho nền kinh tế, thì chúng ta cần phải tính hướng khác. Ở đây, chúng ta TCC là để đẩy lên, chứ không phải duy trì. Chúng ta TCC nông nghiệp trong điều kiện nhiều sản phẩm nông nghiệp đang có vị trí xuất khẩu trên thị trường quốc tế, nhưng giá trị gia tăng của các sản phẩm đó lại thấp và đời sống của nông dân làm những sản phẩm đó cũng thấp. Chúng ta TCC nông nghiệp trong điều kiện tính xã hội hóa của ngành rất cao, nhất là lĩnh vực tư nhân, hộ kinh tế gia đình tham gia là chủ yếu, không bị áp lực của các doanh nghiệp nhà nước. Nếu không thấy được những điều kiện như thế là sẽ TCC lủng củng ngay.
Ngược lại, việc TCC nông nghiệp cũng có những áp lực, đó là tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa. Quá trình này không chỉ lấy mất đất của nông nghiệp, mà còn hút mất lao động trẻ từ nông thôn. Ngoài ra, còn vấn đề môi trường sinh thái, tệ nạn xã hội, rồi nhu cầu bố trí lại dân cư giữa các vùng sinh thái, khu vực… đều là những áp lực cho TCC nông nghiệp.
Tại thời điểm này, nhiều ngành, địa phương đã bắt tay vào triển khai Đề án TCC nông nghiệp. Trong quá trình triển khai này, theo ông có những xu hướng nào cần chống?
- Theo tôi, điều đầu tiên cần phải chống là TCC theo kiểu phong trào, đâu cũng hô hào TCC, nhưng không thực chất, không theo đề án tổng thể, TCC địa phương thậm chí TCC của ngành và cả nước. Chúng ta hay bị bệnh phong trào, nếu TCC như thế thì vô cùng nguy hiểm, đặt đất nước trong tình trạng lộn xộn. Một điều nữa cần lưu ý là TCC cũng phải cẩn thận, vì dù đã có đề án TCC tổng thể, nhưng có khi mạnh ngành nào ngành ấy làm, địa phương nào địa phương ấy làm không tạo thành sức mạnh tổng thể, có thể từng ngành đến đích, nhưng kết quả chung của cả nước thì không đạt được. Khi TCC ngành nông nghiệp, cũng cần chọn ngành nào đi trước, chẳng hạn như cơ khí hay chế biến phải ưu tiên TCC trước. Chúng ta phải làm rất đồng bộ và có một nhạc trưởng, nếu không từng ngày hoàn thành TCC, nhưng lại không "khớp" lại với nhau được.
Trong Đề án TCC, Bộ NNPTNT đã đề ra rất nhiều giải pháp nhằm đột phá cho ngành, nhất là gia tăng giá trị bền vững, chứ không chỉ chạy theo số lượng. Để đạt được mục đích này chúng ta cần có những giải pháp gì?
- Nhất định KHCN phải là khâu đột phá, bởi một thực tế cho thấy vai trò của KHCN rất quan trọng, đặc biệt phải thay đổi tư duy làm nông nghiệp cũ. Trong 25 năm đổi mới cho thấy, năng suất cây trồng tăng lên do giống từ 5-20%, phân bón 10-15% và do nước làm tăng năng suất 20-40%. Qua con số này cho thấy, chúng ta vẫn còn thiên về “nhất nước”, song thực tế trên thế giới họ đã đi vào “nhất giống” từ lâu rồi, tức giống nào thì chăm sóc thế, nước thế. Mặt khác, chúng ta vẫn chưa tính được kỹ năng chăm sóc của người nông dân. Nếu không thay đổi, chúng ta không tính được cơ cấu đầu tư. Phải kiên quyết tái đầu tư nội ngành và xã hội, bởi đầu tư xã hội cho nông nghiệp hiện nay chỉ còn 6% là quá ít và đang có xu hướng giảm dần. Trong đầu tư cho nông nghiệp thì đầu tư cho thủy lợi đã chiếm mất 80%, trong đầu tư giai đoạn vừa rồi đầu tư thủy lợi tăng 7 lần, còn các chương trình khác chỉ tăng có 2 lần. FDI cũng giảm từ 8% năm 2001, nay chỉ còn 1%. Do đó, chúng ta phải tái đầu tư ngay của xã hội cho ngành nông nghiệp và chính nội ngành. Trong TCC nông nghiệp cũng phải gắn với bố trí lại lao động nội ngành và các ngành khác, vì nếu chính sách không khéo, chỉ một mình ngành nông nghiệp sẽ không làm được…
Xin cảm ơn ông!
- Trước hết, chúng ta phải hiểu TCC nông nghiệp khác hẳn các ngành khác. Điểm khác biệt là, trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, TCC là tất yếu. Còn TCC ngành nông nghiệp là trong điều kiện ngành đang phát triển ổn định, TCC trong thời điểm dù khó khăn, nhưng nông nghiệp vẫn là trụ đỡ cho nền kinh tế, thì chúng ta cần phải tính hướng khác. Ở đây, chúng ta TCC là để đẩy lên, chứ không phải duy trì. Chúng ta TCC nông nghiệp trong điều kiện nhiều sản phẩm nông nghiệp đang có vị trí xuất khẩu trên thị trường quốc tế, nhưng giá trị gia tăng của các sản phẩm đó lại thấp và đời sống của nông dân làm những sản phẩm đó cũng thấp. Chúng ta TCC nông nghiệp trong điều kiện tính xã hội hóa của ngành rất cao, nhất là lĩnh vực tư nhân, hộ kinh tế gia đình tham gia là chủ yếu, không bị áp lực của các doanh nghiệp nhà nước. Nếu không thấy được những điều kiện như thế là sẽ TCC lủng củng ngay.
Việt Nam sản xuất lúa gạo số lượng lớn nhưng thu nhập của người trồng lúa rất thấp (ảnh minh họa).
Ngược lại, việc TCC nông nghiệp cũng có những áp lực, đó là tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa. Quá trình này không chỉ lấy mất đất của nông nghiệp, mà còn hút mất lao động trẻ từ nông thôn. Ngoài ra, còn vấn đề môi trường sinh thái, tệ nạn xã hội, rồi nhu cầu bố trí lại dân cư giữa các vùng sinh thái, khu vực… đều là những áp lực cho TCC nông nghiệp.
Tại thời điểm này, nhiều ngành, địa phương đã bắt tay vào triển khai Đề án TCC nông nghiệp. Trong quá trình triển khai này, theo ông có những xu hướng nào cần chống?
- Theo tôi, điều đầu tiên cần phải chống là TCC theo kiểu phong trào, đâu cũng hô hào TCC, nhưng không thực chất, không theo đề án tổng thể, TCC địa phương thậm chí TCC của ngành và cả nước. Chúng ta hay bị bệnh phong trào, nếu TCC như thế thì vô cùng nguy hiểm, đặt đất nước trong tình trạng lộn xộn. Một điều nữa cần lưu ý là TCC cũng phải cẩn thận, vì dù đã có đề án TCC tổng thể, nhưng có khi mạnh ngành nào ngành ấy làm, địa phương nào địa phương ấy làm không tạo thành sức mạnh tổng thể, có thể từng ngành đến đích, nhưng kết quả chung của cả nước thì không đạt được. Khi TCC ngành nông nghiệp, cũng cần chọn ngành nào đi trước, chẳng hạn như cơ khí hay chế biến phải ưu tiên TCC trước. Chúng ta phải làm rất đồng bộ và có một nhạc trưởng, nếu không từng ngày hoàn thành TCC, nhưng lại không "khớp" lại với nhau được.
Trong Đề án TCC, Bộ NNPTNT đã đề ra rất nhiều giải pháp nhằm đột phá cho ngành, nhất là gia tăng giá trị bền vững, chứ không chỉ chạy theo số lượng. Để đạt được mục đích này chúng ta cần có những giải pháp gì?
- Nhất định KHCN phải là khâu đột phá, bởi một thực tế cho thấy vai trò của KHCN rất quan trọng, đặc biệt phải thay đổi tư duy làm nông nghiệp cũ. Trong 25 năm đổi mới cho thấy, năng suất cây trồng tăng lên do giống từ 5-20%, phân bón 10-15% và do nước làm tăng năng suất 20-40%. Qua con số này cho thấy, chúng ta vẫn còn thiên về “nhất nước”, song thực tế trên thế giới họ đã đi vào “nhất giống” từ lâu rồi, tức giống nào thì chăm sóc thế, nước thế. Mặt khác, chúng ta vẫn chưa tính được kỹ năng chăm sóc của người nông dân. Nếu không thay đổi, chúng ta không tính được cơ cấu đầu tư. Phải kiên quyết tái đầu tư nội ngành và xã hội, bởi đầu tư xã hội cho nông nghiệp hiện nay chỉ còn 6% là quá ít và đang có xu hướng giảm dần. Trong đầu tư cho nông nghiệp thì đầu tư cho thủy lợi đã chiếm mất 80%, trong đầu tư giai đoạn vừa rồi đầu tư thủy lợi tăng 7 lần, còn các chương trình khác chỉ tăng có 2 lần. FDI cũng giảm từ 8% năm 2001, nay chỉ còn 1%. Do đó, chúng ta phải tái đầu tư ngay của xã hội cho ngành nông nghiệp và chính nội ngành. Trong TCC nông nghiệp cũng phải gắn với bố trí lại lao động nội ngành và các ngành khác, vì nếu chính sách không khéo, chỉ một mình ngành nông nghiệp sẽ không làm được…
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: danviet.vn