Tăng hệ số sử dụng đất tăng thu nhập cho nông dân
- Thứ sáu - 26/12/2014 23:30
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Năm 2014, hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm của tỉnh đạt 2,35 lần, trong khi hệ số này của năm 2005 là 1,95 lần...
Tuy nhiên, có nơi hệ số sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao nhất là ở các xã vùng cao; một số nơi người dân vẫn sản xuất theo lối nông nghiệp lạc hậu, không đúng khung thời vụ, gieo trồng muộn ảnh hưởng đến thời vụ cả năm; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống mới và công thức luân canh tăng vụ còn nhiều hạn chế, khiến giá trị sản xuất nông nghiệp đạt thấp.
Để khuyến khích người dân luân canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã đưa các giống mới ngắn ngày vào sản xuất thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích cây vụ đông, nên những năm qua, hệ số sử dụng đất canh tác của tỉnh đã được nâng lên đáng kể, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác. Việc ứng dụng công nghệ trong trồng trọt ở tỉnh ta trong thời gian qua chủ yếu tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh, các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống. Trong thâm canh, ngoài sử dụng các giống đã ứng dụng tiến bộ kỹ thuật gieo mạ khay, cấy mạ non, cấy nông tay, gieo thẳng, bón phân sâu trong sản xuất lúa, sử dụng chế phẩm sinh học EM trồng trọt, sử dụng phân viên nén NK dúi sâu cho lúa, phân NPK nhả chậm, che phủ nilon trong thâm canh lạc, kỹ thuật IPM trong phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chương trình 3 giảm, 3 tăng vào sản xuất, ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI);... Nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh trên đã đưa năng suất các loại cây trồng tăng đáng kể.
Trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ trên cơ sở đưa các giống mới ngắn ngày vào sản xuất và lựa chọn các giống rau màu phù hợp đã ứng dụng hệ thống luân canh cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như: Cơ cấu lúa xuân muộn -lúa mùa sớm - cây vụ đông, màu vụ xuân - lúa mùa sớm - màu vụ đông. Các công nghệ khác cũng được chú ý đưa vào áp dụng như công nghệ bảo quản cam, công nghệ chế biến quả tươi, công nghệ sản xuất rau an toàn, công nghệ chế biến, đóng gói sản phẩm chè an toàn, chè đặc sản...
Một số huyện thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng hệ số sử dụng đất như: Chiêm Hóa, Sơn Dương, Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang... Đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình cánh đồng đạt giá trị cao, hộ nông dân có thu nhập cao với nhiều mô hình sản xuất rau, hoa, cây thực phẩm, cây ăn quả đạt giá trị trên 100 triệu đồng/ha canh tác/năm; đây là tiền đề quan trọng và là những bài học kinh nghiệm để phát triển kinh tế hộ gia đình của tỉnh trong những năm tới.
Việc tăng hệ số sử dụng đất không chỉ góp phần tăng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích mà còn góp phần tạo ra chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp giúp người dân ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
Để khuyến khích người dân luân canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã đưa các giống mới ngắn ngày vào sản xuất thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích cây vụ đông, nên những năm qua, hệ số sử dụng đất canh tác của tỉnh đã được nâng lên đáng kể, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác. Việc ứng dụng công nghệ trong trồng trọt ở tỉnh ta trong thời gian qua chủ yếu tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh, các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống. Trong thâm canh, ngoài sử dụng các giống đã ứng dụng tiến bộ kỹ thuật gieo mạ khay, cấy mạ non, cấy nông tay, gieo thẳng, bón phân sâu trong sản xuất lúa, sử dụng chế phẩm sinh học EM trồng trọt, sử dụng phân viên nén NK dúi sâu cho lúa, phân NPK nhả chậm, che phủ nilon trong thâm canh lạc, kỹ thuật IPM trong phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chương trình 3 giảm, 3 tăng vào sản xuất, ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI);... Nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh trên đã đưa năng suất các loại cây trồng tăng đáng kể.
Trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ trên cơ sở đưa các giống mới ngắn ngày vào sản xuất và lựa chọn các giống rau màu phù hợp đã ứng dụng hệ thống luân canh cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như: Cơ cấu lúa xuân muộn -lúa mùa sớm - cây vụ đông, màu vụ xuân - lúa mùa sớm - màu vụ đông. Các công nghệ khác cũng được chú ý đưa vào áp dụng như công nghệ bảo quản cam, công nghệ chế biến quả tươi, công nghệ sản xuất rau an toàn, công nghệ chế biến, đóng gói sản phẩm chè an toàn, chè đặc sản...
Một số huyện thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng hệ số sử dụng đất như: Chiêm Hóa, Sơn Dương, Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang... Đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình cánh đồng đạt giá trị cao, hộ nông dân có thu nhập cao với nhiều mô hình sản xuất rau, hoa, cây thực phẩm, cây ăn quả đạt giá trị trên 100 triệu đồng/ha canh tác/năm; đây là tiền đề quan trọng và là những bài học kinh nghiệm để phát triển kinh tế hộ gia đình của tỉnh trong những năm tới.
Việc tăng hệ số sử dụng đất không chỉ góp phần tăng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích mà còn góp phần tạo ra chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp giúp người dân ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
Theo: baotuyenquang.com.vn