Thử trồng sắn trong rừng keo, bất ngờ vừa nhàn vừa thu trăm triệu

Thử trồng sắn trong rừng keo, bất ngờ vừa nhàn vừa thu trăm triệu
Cùng với việc trồng mới diện tích rừng sau khi khai thác, anh Đặng Văn Quân ở xóm 6, xã Mỹ Sơn (Đô Lương, Nghệ An) đã tận dụng các khoảng trống trồng sắn cao sản. Cách làm này vừa tận dụng được tiềm năng đất đai, vừa giúp anh có khoản thu hàng trăm triệu đồng.

thu trong san trong rung keo, bat ngo vua nhan vua thu tram trieu hinh anh 1

Anh Đặng Văn Quân ở xóm 6, xã Mỹ Sơn (Đô Lương) thu hoạch sắn trồng xen canh trên diện tích trồng cây keo. Ảnh: Ngọc Phương

Cách đây 8 năm, vào tháng 4/2010, anh Đặng Văn Quân ở xóm 6 xã Mỹ Sơn - Đô Lương thu hoạch 25,8ha cây keo. Đến tháng 8 cùng năm đó, anh Quân bắt đầu trồng lại cây keo trên diện tích đất rừng vừa mới khai thác. Trong lúc trồng rừng, anh Quân thấy khoảng trống giữa các cây trồng ở rừng để khá lãng phí, anh đã trồng ngô, trồng lạc, nhưng không hợp với đất rừng.

Rồi anh nhận thấy, cây sắn cao sản ở một số nơi trồng cho năng suất khá, anh liền trồng thí điểm 0,5 ha xen canh trên diện tích trồng cây keo. Sau 10 tháng, những cây sắn trồng xen giữa những cây keo đã cho thu hoạch, mỗi bụi cây như vậy trung bình đạt 3kg sắn củ. Vụ trồng sắn đầu tiên này anh Quân thu về 30 triệu đồng sau khi đã trừ tất cả các chi phí. Sau đó anh tăng diện tích sắn trồng xen canh lên 9ha. 

 thu trong san trong rung keo, bat ngo vua nhan vua thu tram trieu hinh anh 2

Hiện với giá bán 1.800 đồng/kg sắn, anh quân đã thu lãi hơn 100 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Phương

Như thế, ngoài thu hoạch diện tích 8ha trồng cây keo mỗi lứa (7 năm), trừ chi phí anh thu về khoảng 1 tỷ đồng, từ trồng xen canh cây sắn đã đem về thu nhập thêm cho gia đình anh khoảng 100 triệu đồng. Việc trồng xen cây sắn chỉ áp dụng vào vụ đầu tiên trồng lại diện tích rừng, bởi các vụ sau cây rừng đã tốt, độ quang hợp ở tầm thấp không có, nên không tiếp tục trồng.

Theo anh Quân, việc trồng sắn khá dễ dàng, bởi sắn hợp với khí hậu khắc nghiệt đất rừng. Sau khi thu hoạch sắn, thân và lá sẽ được tủ lại ở các gốc cây keo, nhờ vậy, gốc cây được duy trì độ ẩm; thân lá sắn hoai mục tạo thêm nguồn phân bón tơi xốp cho đất rừng. 

 
Theo danviet.vn