Tiết kiệm đất đai là quốc sách
- Chủ nhật - 29/04/2012 05:04
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhường chỗ cho các tòa nhà chung cư, khu công nghiệp, khu chế xuất. |
Ðất đai vừa là lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt của giai cấp nông dân. Ðất đai còn sử dụng cho nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, khu dân cư, khu công nghiệp, khu kinh tế...
Chính sách sử dụng đất đai của nước ta phải quán triệt quan điểm tiết kiệm là quốc sách, phải có quy hoạch, kế hoạch, cân đối tổng thể, đúng mục đích, quy mô, trật tự kỷ cương.
Sau nhiều năm đổi mới, cả nước, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhờ coi trọng cải tạo thủy lợi, đất đai màu mỡ, ứng dụng khoa học - kỹ thuật tốt, đức tính cần cù chăm chỉ của nông dân, cho nên nhiều năm liền được mùa, xuất khẩu lương thực đứng thứ hai thế giới. Ðây là niềm tự hào của dân tộc ta. Nhưng, cũng trong nhiều năm đổi mới, dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường tự do và toàn cầu hóa, Nhà nước ta trên nhiều mặt đã thả nổi công tác quản lý, quy hoạch, kế hoạch cân đối cung cầu, phân công, phân cấp lỏng lẻo. Ðặc biệt về quản lý đất đai đã phạm một số sai lầm, hơn 80% số vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai kéo dài nhiều năm, không ai giải quyết dứt điểm. Việc này đã tạo ra tâm trạng bức xúc, mất lòng tin của dân với Ðảng, với Nhà nước. Thu hồi ruộng đất, xóm làng với giá rẻ, giao cho chủ đầu tư đầu cơ bất động sản, thao túng theo cơ chế đấu thầu không minh bạch, đã làm cho một bộ phận nông dân nhiều vùng gặp vô vàn khó khăn. Trong khi một nhóm người (bao gồm cả một số quan chức thoái hóa và nước ngoài) thu được siêu lợi nhuận, tha hồ tham ô lãng phí (kể cả nấp dưới cái ô làm từ thiện).
Nước ta dân quá đông, đất đai quá ít, các thế hệ thanh niên lớn lên không có đất để sản xuất và chỗ ở, đó là một tín hiệu báo động, là tiền đề của những bất ổn về chính trị. Ðể giải quyết thỏa đáng chính sách về đất đai, tôi xin nêu một số ý kiến sau đây:
Trong các văn bản pháp luật cần nêu rõ: 'Ðất đai là tài sản vô giá của quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước phân cấp quản lý nghiêm ngặt theo pháp luật'. Diện tích đất đai của ba miền tuy có quy mô khác nhau, nhưng nên giữ nguyên trạng cho nông dân sử dụng lâu dài, không chia lại nữa. Nên có cuộc điều tra lại tương quan giữa lao động và ruộng đất. Những ai đã thoát ly, có công việc ổn định, không có gia đình ở nông thôn thì nên giao ruộng cho những người ở lại nông thôn mà chưa có ruộng. Số lao động thừa nên mở lớp dạy nghề ở các cấp xã, huyện, tỉnh. Trước mắt những người già yếu, tàn tật không canh tác được thì vẫn sở hữu sổ đỏ, nhưng góp cổ phần cho HTX, doanh nghiệp, đến vụ được chia cổ tức bằng thóc. Cần có kế hoạch dồn điền, hợp thửa, tập trung ruộng để ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa, bảo đảm ứng phó với mọi khó khăn, nâng cao năng suất chất lượng. Làm sao để các hộ ở lại nông thôn làm ăn thuận lợi, có thể từng bước làm giàu.
Ðất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi, điện năng, phải được điều tra kỹ hiện trạng, có quy hoạch, thiết kế đúng phương châm tiết kiệm. Các khu công nghiệp, khu kinh tế, các sân Golf, sòng bạc, nếu có cho xây phải tìm địa hình đồi núi, bãi cát, cơ bản không để mất đất canh tác. Tốt nhất cấm triệt để các sòng bạc, thu hồi các khu danh lam thắng cảnh đã cho nước ngoài thuê theo kiểu nhượng địa 99 năm để làm sòng bạc.
Ðối với đất đai quy hoạch cho các khu dân cư ở nông thôn và thành thị: Cần có quy hoạch nhà ở nông thôn đồng bộ với các công trình công cộng, từng bước xây dựng để trở thành đô thị vệ tinh. Nên đưa ra mô hình xây nhà cao bốn tầng cho hai thế hệ tại nông thôn để tiết kiệm đất. Tùy theo điều kiện trung du, miền núi, đồng bằng để quy hoạch khu dân cư cho phù hợp. Có quỹ đất để trồng rau, chăn nuôi tiểu gia súc, trồng cây ăn quả, kết hợp phòng hộ.
Các khu dân cư trong các thành phố phải thực hiện theo đúng quy hoạch chung. Không tiếp tục cho xây nhà cao tầng ở trong trung tâm, các khu dân cư vành đai. Nhà ở được xây dựng chủ yếu để phục vụ cho nhân dân, công nhân, viên chức các ngành. Việc cho bên ngoài thuê chủ yếu là sinh viên, công nhân, không mở rộng thành phố để xây nhà cho dân cư các tỉnh hoặc người nước ngoài vào ở. Tình trạng quá tải sẽ tạo nên những hệ lụy, các bất cập ở các khu đô thị. Cần tổng kiểm tra đất đai và hộ khẩu.
Từ nay không cho người nước ngoài thuê lâu dài theo kiểu nhượng địa các mảnh đất vàng của thành phố, với giá rẻ mạt để kinh doanh, đầu cơ bất động sản. Triệt để chấm dứt việc cho nước ngoài thuê đất, rừng để trồng bất cứ loại cây gì. Là chế độ XHCN thì xây dựng kinh tế phải theo quy luật của CNXH, phải có quy hoạch, kế hoạch, hạch toán, khoán sản phẩm theo dự toán được duyệt. Bãi bỏ cơ chế đấu thầu dập khuôn nước ngoài, là miếng đất nảy sinh tiêu cực, hối lộ, tham nhũng, lãng phí. Nên giảm đến mức thấp nhất cho các chủ đầu tư, đầu cơ bất động sản vay vốn, mà phải ưu tiên cho công nhân, nông dân vay đủ mức để phát triển sản xuất, tăng cường các dự án cơ khí, chế tạo.
Việc đi vay vốn ODA, FDI... phải có thỏa thuận vay trả sòng phẳng. Bên đi vay phải có quyền làm chủ công trình, chủ động thuê chuyên gia, quyết định việc mua thiết bị, vật tư của bên cho vay, hoặc của một đối tác khác, trên cơ sở chất lượng và hiệu quả. Khi phê duyệt các dự án đầu tư nước ngoài, phải có cơ quan thẩm quyền, đủ năng lực, chọn lọc kỹ lưỡng, không phải phê duyệt với bất kỳ giá nào, vừa tốn đất, vừa tạo điều kiện cho nước ngoài sử dụng năng lượng giá rẻ, xả ô nhiễm, chất thải ra môi trường. Sau khi thu đủ lợi nhuận, bán lại với giá cao cho người Việt Nam. Hãy dũng cảm kiểm tra lại các dự án đầu tư tại các thành phố lớn. Việc mua, bán đất, nhà ở, công trình do Nhà nước quy định khung giá, giao cho ngành xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện.
Chính sách sử dụng đất đai của nước ta phải quán triệt quan điểm tiết kiệm là quốc sách, phải có quy hoạch, kế hoạch, cân đối tổng thể, đúng mục đích, quy mô, trật tự kỷ cương.
Sau nhiều năm đổi mới, cả nước, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhờ coi trọng cải tạo thủy lợi, đất đai màu mỡ, ứng dụng khoa học - kỹ thuật tốt, đức tính cần cù chăm chỉ của nông dân, cho nên nhiều năm liền được mùa, xuất khẩu lương thực đứng thứ hai thế giới. Ðây là niềm tự hào của dân tộc ta. Nhưng, cũng trong nhiều năm đổi mới, dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường tự do và toàn cầu hóa, Nhà nước ta trên nhiều mặt đã thả nổi công tác quản lý, quy hoạch, kế hoạch cân đối cung cầu, phân công, phân cấp lỏng lẻo. Ðặc biệt về quản lý đất đai đã phạm một số sai lầm, hơn 80% số vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai kéo dài nhiều năm, không ai giải quyết dứt điểm. Việc này đã tạo ra tâm trạng bức xúc, mất lòng tin của dân với Ðảng, với Nhà nước. Thu hồi ruộng đất, xóm làng với giá rẻ, giao cho chủ đầu tư đầu cơ bất động sản, thao túng theo cơ chế đấu thầu không minh bạch, đã làm cho một bộ phận nông dân nhiều vùng gặp vô vàn khó khăn. Trong khi một nhóm người (bao gồm cả một số quan chức thoái hóa và nước ngoài) thu được siêu lợi nhuận, tha hồ tham ô lãng phí (kể cả nấp dưới cái ô làm từ thiện).
Nước ta dân quá đông, đất đai quá ít, các thế hệ thanh niên lớn lên không có đất để sản xuất và chỗ ở, đó là một tín hiệu báo động, là tiền đề của những bất ổn về chính trị. Ðể giải quyết thỏa đáng chính sách về đất đai, tôi xin nêu một số ý kiến sau đây:
Trong các văn bản pháp luật cần nêu rõ: 'Ðất đai là tài sản vô giá của quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước phân cấp quản lý nghiêm ngặt theo pháp luật'. Diện tích đất đai của ba miền tuy có quy mô khác nhau, nhưng nên giữ nguyên trạng cho nông dân sử dụng lâu dài, không chia lại nữa. Nên có cuộc điều tra lại tương quan giữa lao động và ruộng đất. Những ai đã thoát ly, có công việc ổn định, không có gia đình ở nông thôn thì nên giao ruộng cho những người ở lại nông thôn mà chưa có ruộng. Số lao động thừa nên mở lớp dạy nghề ở các cấp xã, huyện, tỉnh. Trước mắt những người già yếu, tàn tật không canh tác được thì vẫn sở hữu sổ đỏ, nhưng góp cổ phần cho HTX, doanh nghiệp, đến vụ được chia cổ tức bằng thóc. Cần có kế hoạch dồn điền, hợp thửa, tập trung ruộng để ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa, bảo đảm ứng phó với mọi khó khăn, nâng cao năng suất chất lượng. Làm sao để các hộ ở lại nông thôn làm ăn thuận lợi, có thể từng bước làm giàu.
Ðất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi, điện năng, phải được điều tra kỹ hiện trạng, có quy hoạch, thiết kế đúng phương châm tiết kiệm. Các khu công nghiệp, khu kinh tế, các sân Golf, sòng bạc, nếu có cho xây phải tìm địa hình đồi núi, bãi cát, cơ bản không để mất đất canh tác. Tốt nhất cấm triệt để các sòng bạc, thu hồi các khu danh lam thắng cảnh đã cho nước ngoài thuê theo kiểu nhượng địa 99 năm để làm sòng bạc.
Ðối với đất đai quy hoạch cho các khu dân cư ở nông thôn và thành thị: Cần có quy hoạch nhà ở nông thôn đồng bộ với các công trình công cộng, từng bước xây dựng để trở thành đô thị vệ tinh. Nên đưa ra mô hình xây nhà cao bốn tầng cho hai thế hệ tại nông thôn để tiết kiệm đất. Tùy theo điều kiện trung du, miền núi, đồng bằng để quy hoạch khu dân cư cho phù hợp. Có quỹ đất để trồng rau, chăn nuôi tiểu gia súc, trồng cây ăn quả, kết hợp phòng hộ.
Các khu dân cư trong các thành phố phải thực hiện theo đúng quy hoạch chung. Không tiếp tục cho xây nhà cao tầng ở trong trung tâm, các khu dân cư vành đai. Nhà ở được xây dựng chủ yếu để phục vụ cho nhân dân, công nhân, viên chức các ngành. Việc cho bên ngoài thuê chủ yếu là sinh viên, công nhân, không mở rộng thành phố để xây nhà cho dân cư các tỉnh hoặc người nước ngoài vào ở. Tình trạng quá tải sẽ tạo nên những hệ lụy, các bất cập ở các khu đô thị. Cần tổng kiểm tra đất đai và hộ khẩu.
Từ nay không cho người nước ngoài thuê lâu dài theo kiểu nhượng địa các mảnh đất vàng của thành phố, với giá rẻ mạt để kinh doanh, đầu cơ bất động sản. Triệt để chấm dứt việc cho nước ngoài thuê đất, rừng để trồng bất cứ loại cây gì. Là chế độ XHCN thì xây dựng kinh tế phải theo quy luật của CNXH, phải có quy hoạch, kế hoạch, hạch toán, khoán sản phẩm theo dự toán được duyệt. Bãi bỏ cơ chế đấu thầu dập khuôn nước ngoài, là miếng đất nảy sinh tiêu cực, hối lộ, tham nhũng, lãng phí. Nên giảm đến mức thấp nhất cho các chủ đầu tư, đầu cơ bất động sản vay vốn, mà phải ưu tiên cho công nhân, nông dân vay đủ mức để phát triển sản xuất, tăng cường các dự án cơ khí, chế tạo.
Việc đi vay vốn ODA, FDI... phải có thỏa thuận vay trả sòng phẳng. Bên đi vay phải có quyền làm chủ công trình, chủ động thuê chuyên gia, quyết định việc mua thiết bị, vật tư của bên cho vay, hoặc của một đối tác khác, trên cơ sở chất lượng và hiệu quả. Khi phê duyệt các dự án đầu tư nước ngoài, phải có cơ quan thẩm quyền, đủ năng lực, chọn lọc kỹ lưỡng, không phải phê duyệt với bất kỳ giá nào, vừa tốn đất, vừa tạo điều kiện cho nước ngoài sử dụng năng lượng giá rẻ, xả ô nhiễm, chất thải ra môi trường. Sau khi thu đủ lợi nhuận, bán lại với giá cao cho người Việt Nam. Hãy dũng cảm kiểm tra lại các dự án đầu tư tại các thành phố lớn. Việc mua, bán đất, nhà ở, công trình do Nhà nước quy định khung giá, giao cho ngành xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện.
Theo nhandan.org.vn