Tìm giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững
- Thứ ba - 26/08/2014 20:52
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, trong 6 tháng đầu năm ngành chăn nuôi tăng trưởng 3%, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Thống kê đến hết tháng 4 năm nay, đàn trâu cả nước có 2,6 triệu con; đàn bò là 5,2 triệu con, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đàn lợn có 26,4 triệu con, tăng 0,3%; đàn gia cầm là 314 triệu con, tăng 0,7%...
Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định, bên cạnh những kết quả đạt được, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi vẫn còn chưa bền vững, giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó, vốn đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi còn hạn chế, công tác quản lý còn bất cập… Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi, đến nay mới chỉ có 17 trong tổng số 63 tỉnh, thành trên cả nước ban hành Đề án hoặc xây dựng Kế hoạch hành động. Nhiều địa phương còn lúng túng trong quá trình triển khai Đề án về xác định mục tiêu, giải pháp thực hiện.
Trong khi đó, Theo thống kê của Cục Thú y, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2014, dịch cúm A/H5N1 đã xảy ra tại 155 xã, phường của 90 huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, TP trên cả nước. Số gia cầm mắc bệnh là trên 211.000 con, trong đó số chết là hơn 100.000 con.
Thời gian gần đây, Cục Thú y đã phát hiện virus cúm A/H5N6 trên 1 đàn gà của huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn), 1 đàn vịt 1.900 con tại huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) và 1 đàn chim trĩ đỏ 558 con tại huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai). Chủng virus này giống đến 99% so với chủng virus cúm gia cầm gây chết người ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Ngoài ra, 8 tháng đầu năm 2014, cả nước có 54 ổ dịch lở mồm long móng tại 54 xã thuộc 22 huyện, thị xã của 10 tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nêu rõ, để phát triển chăn nuôi một cách bền vững ngành thú y cần phải tập trung làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm, quản lý thuốc thú y… "Chúng ta phải có những biện pháp cả chăn nuôi và thú y để đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển tốc độ cao hơn, bền vững hơn. Làm sao để Tết này người chăn nuôi không phải lo chống dịch như mọi năm" - Bộ trưởng nhấn mạnh. Đồng thời, thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” cần phải chú trọng đến các phương pháp và cách tiếp cận mới trong quá trình triển khai, hướng đến tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm ngành chăn nuôi thông qua nâng cao chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi, giết mổ tập trung và tiêu thụ gắn với thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt Nam thực hiện ký kết các Hiệp định tự do hóa thương mại liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi trong năm nay.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát phát biểu tại hội nghị. |
Trong khi đó, Theo thống kê của Cục Thú y, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2014, dịch cúm A/H5N1 đã xảy ra tại 155 xã, phường của 90 huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, TP trên cả nước. Số gia cầm mắc bệnh là trên 211.000 con, trong đó số chết là hơn 100.000 con.
Thời gian gần đây, Cục Thú y đã phát hiện virus cúm A/H5N6 trên 1 đàn gà của huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn), 1 đàn vịt 1.900 con tại huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) và 1 đàn chim trĩ đỏ 558 con tại huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai). Chủng virus này giống đến 99% so với chủng virus cúm gia cầm gây chết người ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Ngoài ra, 8 tháng đầu năm 2014, cả nước có 54 ổ dịch lở mồm long móng tại 54 xã thuộc 22 huyện, thị xã của 10 tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nêu rõ, để phát triển chăn nuôi một cách bền vững ngành thú y cần phải tập trung làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm, quản lý thuốc thú y… "Chúng ta phải có những biện pháp cả chăn nuôi và thú y để đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển tốc độ cao hơn, bền vững hơn. Làm sao để Tết này người chăn nuôi không phải lo chống dịch như mọi năm" - Bộ trưởng nhấn mạnh. Đồng thời, thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” cần phải chú trọng đến các phương pháp và cách tiếp cận mới trong quá trình triển khai, hướng đến tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm ngành chăn nuôi thông qua nâng cao chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi, giết mổ tập trung và tiêu thụ gắn với thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt Nam thực hiện ký kết các Hiệp định tự do hóa thương mại liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi trong năm nay.
Thiên Tú/ktdt.vn