Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phòng, chống tham nhũng liên quan đến sự bền vững của chế độ
- Thứ hai - 04/02/2013 20:03
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
“Cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là Ban Nội chính Trung ương, do Bộ Chính trị thành lập, trực thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có vị thế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rất quan trọng, không chỉ có chống mà cả phòng. Tuy nhiên, chúng ta cũng đứng trước khó khăn, sức ép rất lớn, phải tạo chuyển biến rõ nét, phải làm tốt hơn trước đây, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, đã nhấn mạnh.như vậy.
Ngày 4.2, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chính thức ra mắt và tiến hành họp phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng chí Tô Huy Rứa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư - đã công bố Quyết định số 162-QĐ/TW ngày 1.2.2013 của Bộ Chính trị về việc thành lập Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, gồm 16 thành viên. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban. 5 phó trưởng ban gồm các đồng chí: Lê Hồng Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Ngô Văn Dụ - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư; Nguyễn Xuân Phúc - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Uông Chu Lưu - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Bá Thanh - Uỷ viên T.Ư Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương.
10 ủy viên Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng gồm các đồng chí: Tô Huy Rứa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư; Đinh Thế Huynh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; Trần Đại Quang - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Ngô Xuân Lịch - Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Trương Hòa Bình - Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Nguyễn Hòa Bình - Uỷ viên T.Ư Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; Huỳnh Phong Tranh - Uỷ viên T.Ư Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ; Đinh Tiến Dũng - Uỷ viên T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Vũ Trọng Kim - Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Văn Hiện - Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội.
Theo Quyết định số 163 – QĐ/TW, Bộ Chính trị quy định: Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước; và có 9 nhiệm vụ sau đây:
Tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng; thảo luận, quyết định các nội dung công tác trọng tâm, chương trình làm việc hằng năm và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa phối hợp các cấp ủy, tổ chức Đảng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai các nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng;
Chỉ đạo cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc T.Ư thông qua hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của mình làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng; những sơ hở, bất hợp lý về cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền đưa ra biện pháp ngăn ngừa, khắc phục; chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức Đảng trực thuộc T.Ư phối hợp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra trong phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo đôn đốc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng và xử lý các thông tin về vụ, việc tham nhũng do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp;
Chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin và những hành vi lợi dụng việc tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ; chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Tòa án Nhân dân Tối cao, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ, Ban Cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước, Đảng ủy Công an T.Ư, Quân ủy T.Ư và các cơ quan có liên quan báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; việc xử lý những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
Tại phiên họp, đồng chí Nguyễn Bá Thanh – Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - đã trình bày dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; dự kiến Chương trình công tác năm 2013 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cần quan tâm chỉ đạo, đôn đốc giải quyết.
Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Việc Trung ương quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị là xuất phát từ yêu cầu khách quan, với mong muốn, quyết tâm cao hơn, tạo bước chuyển mới, rõ rệt hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Phòng, chống tham nhũng là công việc vô cùng hệ trọng, liên quan đến sự bền vững của chế độ, nhưng cực kỳ khó khăn, phức tạp vì liên quan đến lợi ích vật chất, tiền tài, danh vọng, liên quan đến chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, động chạm đến những người có chức, có quyền. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước đã làm nhiều lần, làm quyết liệt nhiều việc, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và phải làm lâu dài, làm quyết liệt hơn nữa, kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội. Việc thành lập Ban chỉ đạo lần này với mong muốn đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, vừa kế thừa những cái đã có trước, vừa có những điểm mới bổ sung, phát triển.
Ngày 4.2, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chính thức ra mắt và tiến hành họp phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ra mắt Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 4.2.2013. Ảnh: ttxvn |
Đồng chí Tô Huy Rứa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư - đã công bố Quyết định số 162-QĐ/TW ngày 1.2.2013 của Bộ Chính trị về việc thành lập Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, gồm 16 thành viên. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban. 5 phó trưởng ban gồm các đồng chí: Lê Hồng Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Ngô Văn Dụ - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư; Nguyễn Xuân Phúc - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Uông Chu Lưu - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Bá Thanh - Uỷ viên T.Ư Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương.
10 ủy viên Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng gồm các đồng chí: Tô Huy Rứa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư; Đinh Thế Huynh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; Trần Đại Quang - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Ngô Xuân Lịch - Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Trương Hòa Bình - Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Nguyễn Hòa Bình - Uỷ viên T.Ư Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; Huỳnh Phong Tranh - Uỷ viên T.Ư Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ; Đinh Tiến Dũng - Uỷ viên T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Vũ Trọng Kim - Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Văn Hiện - Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội.
Theo Quyết định số 163 – QĐ/TW, Bộ Chính trị quy định: Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước; và có 9 nhiệm vụ sau đây:
Tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng; thảo luận, quyết định các nội dung công tác trọng tâm, chương trình làm việc hằng năm và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa phối hợp các cấp ủy, tổ chức Đảng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai các nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng;
Chỉ đạo cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc T.Ư thông qua hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của mình làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng; những sơ hở, bất hợp lý về cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền đưa ra biện pháp ngăn ngừa, khắc phục; chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức Đảng trực thuộc T.Ư phối hợp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra trong phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo đôn đốc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng và xử lý các thông tin về vụ, việc tham nhũng do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp;
Chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin và những hành vi lợi dụng việc tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ; chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Tòa án Nhân dân Tối cao, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ, Ban Cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước, Đảng ủy Công an T.Ư, Quân ủy T.Ư và các cơ quan có liên quan báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; việc xử lý những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
Tại phiên họp, đồng chí Nguyễn Bá Thanh – Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - đã trình bày dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; dự kiến Chương trình công tác năm 2013 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cần quan tâm chỉ đạo, đôn đốc giải quyết.
Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Việc Trung ương quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị là xuất phát từ yêu cầu khách quan, với mong muốn, quyết tâm cao hơn, tạo bước chuyển mới, rõ rệt hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Phòng, chống tham nhũng là công việc vô cùng hệ trọng, liên quan đến sự bền vững của chế độ, nhưng cực kỳ khó khăn, phức tạp vì liên quan đến lợi ích vật chất, tiền tài, danh vọng, liên quan đến chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, động chạm đến những người có chức, có quyền. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước đã làm nhiều lần, làm quyết liệt nhiều việc, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và phải làm lâu dài, làm quyết liệt hơn nữa, kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội. Việc thành lập Ban chỉ đạo lần này với mong muốn đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, vừa kế thừa những cái đã có trước, vừa có những điểm mới bổ sung, phát triển.
Bộ Chính trị đã quyết định điều động, phân công cán bộ nhận công tác tại Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương như sau: Đồng chí Phan Đình Trạc - Uỷ viên T.Ư Đảng - thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An để giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính T.Ư; đồng chí Nguyễn Doãn Khánh - Uỷ viên T.Ư Đảng - thôi giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ, để giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương. Đồng chí Phạm Xuân Đương - Uỷ viên T.Ư Đảng - thôi giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên, để giữ chức Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương; đồng chí Nguyễn Xuân Cường - Uỷ viên T.Ư Đảng - thôi giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Cạn, để giữ chức Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương; đồng chí Đinh Văn Cương - Uỷ viên T.Ư Đảng - thôi giữ chức Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc, để giữ chức Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương; đồng chí Nguyễn Đình Phách - Uỷ viên T.Ư Đảng - thôi giữ chức Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, để giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên. Ban Bí thư đã quyết định đồng chí Phạm Anh Tuấn thôi giữ chức Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng để giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính T.Ư; đồng chí Bùi Văn Thạch thôi giữ chức Phó Chánh văn phòng T.Ư Đảng, để giữ chức Phó Trưởng ban Kinh tế T.Ư. L.CH |
theo laodong