- Thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ lên nấc thang mới
- Mỹ đánh giá cao Việt Nam trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ngoại trưởng Mỹ
- Báo Mỹ đưa tin đậm nét chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hillary
- Hoa Kỳ mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt với Việt Nam
- Ngoại trưởng Mỹ gặp gỡ sinh viên ngoại thương
Đến Hà Nội trong chuyến thăm chính thức diễn ra trong 2 ngày (10 và 11/7), người đứng đầu ngành Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã có một lịch trình làm việc dày đặc và liên tục, bao gồm hội đàm với người đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh; Gặp gỡ các nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam, nói chuyện với sinh viên Đại học Ngoại thương, tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam- Mỹ.
Đây là lần thứ 3 bà tới Việt Nam, trong đó hai lần trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao. Ngay khi tới Việt Nam, bà bày tỏ niềm vui mừng được quay trở lại Việt Nam và khẳng định gia đình bà đã có nhiều kỷ niệm đáng nhớ tại đây.
Chuyến thăm thu hút sự chú ý không chỉ của báo chí trong nước. Nhiều tờ báo cũng như trang thông tin chính thức của Chính phủ Mỹ đều nêu bật những thay đổi và bước tiến trong quan hệ Việt – Mỹ.
Trong chuyến thăm, tình hình ở Biển Đông là một trong những chủ đề được Ngoại trưởng H.Clinton quan tâm.
Bà H.Clinton nhấn mạnh tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Mỹ mong muốn ASEAN và Trung Quốc sẽ nhanh chóng thúc đẩy tiến trình xây dựng bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Bà khẳng định: Mỹ đánh giá cao đóng góp của Việt Nam trong việc giảm căng thẳng ở Biển Đông.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Việt Nam quan ngại đối với những diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông
Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 45 (AMM45) và các hội nghị liên quan đang diễn ra tại Phnom Penh, Campuchia, chiều 11/7, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Hai bên đã trao đổi ý kiến về quan hệ hai nước thời gian qua, các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung trong thời gian tới cũng như tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Về vấn đề trên biển, hai bên khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, cùng tôn trọng và quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau, căn cứ những nhận thức chung đã đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã nêu quan ngại của Việt Nam đối với những diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông, phản đối việc thành lập thành phố Tam Sa và việc công khai mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; khẳng định phải tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Nợ xấu 202.000 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố: nợ xấu là 202.000 tỉ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ, tăng gần gấp đôi so với 4,47% tổng dư nợ (118.000 tỉ đồng) được công bố trước đó, tại cuộc họp báo chiều 11/7.
Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, quyền Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN: “Kết quả thanh tra tại chỗ vừa qua đối với một số NH cổ phần yếu kém thuộc diện phải cơ cấu lại cho thấy nợ xấu thực tế của các tổ chức tín dụng (TCTD) này cao hơn nhiều so với số báo cáo”.
Trong số nợ xấu 202.000 tỉ đồng, lĩnh vực sản xuất công nghiệp xây dựng chiếm nhiều nhất.
Trong đó nợ có nguy cơ mất vốn (nhóm 5) chiếm khoảng 40% tổng số nợ xấu. Nhưng không có nghĩa tất cả đều chắc chắn mất vốn bởi nợ nhóm 5 cũng đã được trích lập dự phòng rủi ro tương đối đầy đủ theo quy định và nợ nhóm 5 cũng có tài sản đảm bảo tương đối cao.
Giảm lãi suất các khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm
- Các ngân hàng bắt đầu rút lãi suất khoản vay cũ về mức 15%/năm
- Lợi nhuận ngân hàng có thể “mất” tới 16.500 tỷ đồng
- Thống đốc: Phải điều chỉnh lãi suất các khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm
Hôm nay (15/7), hạn cuối cùng các ngân hàng phải hạ lãi suất các khoản vay cũ xuống dưới 15% theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhằm chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp.
Thống đốc phân tích: “Nếu doanh nghiệp đã khó khăn, không có khả năng trả nợ gốc thì việc ghi lãi suất cao không có ý nghĩa gì, nhưng gây phản cảm với xã hội. Còn với doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn mà vẫn duy trì lãi suất cao thì không phải là chia sẻ với doanh nghiệp”.
Thống đốc Bình yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh trực tiếp làm việc với các ngân hàng thương mại trên địa bàn để triển khai định hướng trên.
Sau một tuần thực hiện, đến nay đa số ngân hàng đã hạ lãi suất các khoản vay cũ về dưới 15% hoặc chí ít là 15%/năm.
Giá xăng sẽ thay đổi 10 ngày/lần?
Bộ Tài chính đang nghiên cứu qui định tính giá cơ sở bình quân 10 ngày phù hợp với tần suất điều chỉnh giá, thay cho 30 ngày như hiện nay.
Theo đề xuất của Bộ Tài chính với Chính phủ về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, cần tách lợi nhuận định mức của doanh nghiệp ra khỏi giá cơ sở để minh bạch tình hình lỗ, lãi của doanh nghiệp xăng dầu.
Chèn chú thích ảnh vào đây |
Ngoài ra, sẽ nghiên cứu cho phù hợp với tần suất điều chỉnh giá (10 ngày) và số ngày dự trữ lưu thông (30 ngày); đồng thời tăng cường các chế tài kiểm tra, kiểm soát để tránh tình trạng đầu cơ găm hàng chờ giá lên hoặc “tuồn hàng” nhanh tránh giá giảm.
Sẽ điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần
Việc điều chỉnh giá điện sẽ được cân nhắc từng bước, tránh đột ngột ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Thời gian điều chỉnh giá bán điện giữa 2 lần liên tiếp tối thiểu là 3 tháng.
Đó là nội dung trong kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Theo kế hoạch này, EVN có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu điện với tốc độ tăng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 13% năm.
EVN phải đồng thời bảo đảm kinh doanh có lãi từ năm nay.
Xã có 500 cán bộ: Vào cuộc và giải trình
- Yêu cầu Thanh Hóa báo cáo việc một xã có 500 cán bộ
- Xã có 500 cán bộ: “Mũ ni” đâu của riêng ai?
- Bí thư huyện Quảng Xương lên tiếng vụ xã có 500 cán bộ
- Thanh Hóa giải trình với Thủ tướng về xã có 500 cán bộ
- Xã có 500 cán bộ: Ngành tài chính kiểm tra các khoản thu
Những kinh ngạc, xôn xao của dư luận về một xã có tới 500 cán bộ, vừa dựng lên một cán cân để dư luận có cơ hội bổng - chìm khi đánh giá đội ngũ công bộc của dân.
Công sở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương. |
Ngay sau đó, trao đổi với PV chiều 9/7, ông Nguyễn Đức Xuân - Bí thư Huyện ủy Quảng Xương, khẳng định: “Chúng tôi sẽ thanh, kiểm tra, làm rõ các vấn đề báo chí nêu ở xã Quảng Vinh. Nếu chính quyền xã Quảng Vinh làm sai, chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý đến nơi đến chốn”.
Cũng trong ngày 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn Khẩn số 4715/UBND-THKH gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về vấn đề trên và khẳng định: Thực trạng số lượng, cán bộ công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương là 205 người.
Tuy nhiên, tại báo cáo trước đó (ngày 5/7) gửi UBND huyện Quảng Xương và UBND tỉnh Thanh Hóa của Đảng ủy xã Quảng Vinh thì tổng số cán bộ được hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước và do địa phương chi trả từ xã đến thôn là 254 người.
Đến sáng 12/7, tại cuộc họp báo với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, lãnh đạo Sở Nội vụ Thanh Hóa đã có giải trình, sở dĩ có con số chênh lệch là vì xã Quảng Vinh cộng thêm người của các hội và 19 dân quân tự vệ.
Tại buổi họp báo, liên quan đến vấn đề thu các khoản phí, lệ phí của các ngành, các cấp, đặc biệt là tại xã Quảng Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đã có ý kiến chỉ đạo Sở tài chính Thanh Hóa kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh./.