'Vua' 90 tuổi đi cày đầu năm ở lễ Tịch điền

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn diễn ra sáng nay (mùng 7 Tết) tại chùa Đọi, kỷ niệm 1.031 năm ngày vua Lê Đại Hành về cày tịch điền trên cánh đồng dưới chân núi.

Sau phần lễ dâng hương trước bàn thờ thần Nông và linh vị vua Lê Đại Hành, ngày hội xuống đồng, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã được phát động.

Cụ ông Đinh Trọng Tế (90 tuổi, thôn Đọi Nhất), bô lão trong làng vào vai vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày, theo sau là các cô gái gieo hạt giống với khát vọng bội thu cho mùa sau.

Lễ hội Tịch điền là một phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở con cháu cần cù, chăm chỉ lao động sản xuất trên mảnh đất của mình, mong ước những mùa màng bội thu.

Lễ hội được tổ chức vào ngày mồng 7 tháng Giêng hàng năm, tái hiện Lễ Tịch điền thời vua Lê Đại Hành chọn việc tổ chức cày tịch điền nhằm khuyến khích nông trang.

Năm 2017 là năm kỷ niệm 1030 năm ngày vua Lê Đại Hành lần đầu tiên xuống đồng thực hiện nghi lễ cày tịch điền. Nhân dịp này, Bộ trưởng VH-TT&DL đã có quyết định ghi danh Lễ Tịch điền Đọi Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
Năm 987, vua Lê Đại Hành lần đầu tiên xuống đồng thực hiện nghi lễ cày tịch điền động viên nhân dân sản xuất nông nghiệp. Kể từ đó, lễ tịch điền trở thành một lễ hội văn hóa truyền thống được các triều đại chú trọng tổ chức 
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
 Lễ hội được tổ chức vào ngày mồng 7 tháng Giêng hàng năm, tái hiện lễ Tịch điền thời vua Lê Đại Hành chọn việc tổ chức cày tịch điền nhằm khuyến khích nông trang. 
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương trước bàn thờ Thần Nông và linh vị vua Lê Đại Hành
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
Cụ Đinh Trọng Tế lần thứ 9 vào vai vua Lê Đại Hành
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
Bô lão tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành cày ruộng
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
Hình ảnh nhà vua cùng con trâu xuống đồng cày ruộng mang ý nghĩa mong mùa màng bội thu
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
Ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch TƯ Hội Nông dân Việt Nam cày những luống đầu tiên
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
Năm 2017 là năm kỷ niệm 1030 năm ngày vua Lê Đại Hành lần đầu tiên xuống đồng thực hiện nghi lễ cày tịch điền. Đây cũng là năm nhà nước ghi danh Lễ Tịch điền Đọi Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
Những con trâu khỏe mạnh, có thân hình đẹp được chọn lựa tham gia lễ Tịch điền
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
20 họa sỹ đến từ Hà Nội và Hà Nam, một số họa sỹ trẻ, quốc tịch Mỹ, Tây Ban Nha tham gia vẽ trang trí lên lưng trâu trong chiều qua
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
 
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
 Những con trâu cày tại lễ tịch điền là trâu cái. Theo giải thích của người dân, trâu cái thường hiền, tính thuần, chúng dễ gần người, không hung hãn
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
Dưới bàn tay tài hoa của các họa sĩ, những con trâu trở lên lộng lẫy, sinh động trong ngày hội
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
Chú trâu được chọn cho vua đi cày tịch điền
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
Theo người dân nơi đây, những con trâu ban đầu phải được tập làm quen với tiếng trống hội, làm quen với nơi đông người, để khi tham gia lễ hội Tịch Điền không vì hoảng loạn mà tháo chạy
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
 
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
 
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
Hình ảnh do họa sỹ người Tây Ban Nha vẽ trên mình trâu
lễ hội,Hà Nam,Tết Việt 2018
 
Theo sử sách ghi lại, lễ Tịch điền đầu tiên được vua Lê Đại Hành tổ chức và đích thân vua xuống đồng cày ruộng vào đầu xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987). Lần đầu vua cùng bá quan văn võ cày ruộng tịch điền ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm sau cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc. Vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền, người dân Hà Nam thì gọi là ruộng vàng, ruộng bạc. Từ đó, hàng năm cứ vào đầu xuân các triều đại Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn nối tiếp nhau long trọng cử hành nghi lễ tịch điền, đích thân vua xuống đồng cày ruộng với các hình thức khác nhau để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu...

Theo vietnamnet.vn