Vượt thách thức mới có cơ hội

Vượt thách thức mới có cơ hội
Nông sản và dệt may là hai ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Lợi ích của hai lĩnh vực này nhờ tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng rất lớn nếu gỡ bỏ được những trở ngại trên bàn đàm phán và nỗ lực của chính doanh nghiệp.

Nông sản, dệt may trong TPP

Vượt thách thức mới có cơ hội

 

CôngThương - Dệt may - Bất đồng về xuất xứ

Các thành viên tham gia đàm phán TPP đang bất đồng về nguyên tắc xuất xứ tính từ sợi do Mỹ đưa ra. Vấn đề này được đưa ra thảo luận tại vòng đàm phán thứ 13 của TPP tổ chức ở San Diego (Mỹ).

Ngoài Việt Nam, Australia cũng phản đối nguyên tắc xuất xứ tính từ sợi. Hai thành viên khác là Peru và Malaysia xem ra ủng hộ nguyên tắc này vì cả hai nước đều có nền sản xuất sợi và vải nội địa khá mạnh. Trong khi, Việt Nam phụ thuộc nguồn nhập khẩu từ nhiều nước ngoài TPP.

Trong số các nước đang tham gia TPP, ba nước xuất khẩu may mặc nhiều nhất vào Mỹ năm 2011 là Việt Nam (3,7 tỷ USD), Peru (680 triệu USD) và Malaysia (318 triệu USD). Trong đó, Việt Nam xuất khẩu hàng may mặc thứ hai vào Mỹ, chỉ sau Trung Quốc.

Do vậy, tham gia TPP, ngành dệt may Việt Nam cần thời gian để thay đổi cơ cấu nguồn nguyên liệu, có thể sau 5 năm khi TPP có hiệu lực. Tức là, trong thời gian này, Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi thuế 0% khi xuất khẩu quần áo được may bằng vải nhập khẩu từ các nước ngoài TPP.

Theo trang thông tin chuyên về đàm phán thương mại quốc tế, Mỹ cũng có thể linh hoạt trong vấn đề này bằng cách lập danh sách các loại vải mà các nước trong TPP có thể nhập khẩu từ bên ngoài để sản xuất quần áo mà vẫn được hưởng thuế ưu đãi khi xuất khẩu vào Mỹ.

Nông sản - Hẹp đất cạnh tranh

Các chuyên gia của Ủy ban Tư vấn chính sách thương mại quốc tế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, nông sản trong nước sẽ khó khăn hơn khi Việt Nam mở cửa thị trường theo TPP.

Báo cáo “Mở cửa thị trường nông nghiệp và sở hữu trí tuệ đối với dược phẩm trong TPP”, tham gia TPP, nông sản của Việt Nam sẽ phải đối mặt với cạnh tranh từ nông sản cùng loại của Mỹ, Australia và New Zealand.

Đặc biệt là sản phẩm chăn nuôi Việt Nam có khả năng cạnh tranh rất thấp, trong khi năng lực sản xuất và công nghệ hạn chế, phải đối mặt thường xuyên với dịch bệnh.

Hiện tại, chăn nuôi tạo nhiều việc làm cho nông dân, thu nhập thấp và từ trước luôn là đối tượng dễ bị tổn thương bởi quá trình hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường trong nước cho nước ngoài.

Tuy nhiên, TPP mang lại nhiều cơ hội cho nông sản nhiệt đới, nhất là rau quả chế biến. Thông qua TPP, những sản phẩm này của Việt Nam tiếp cận thị trường tốt hơn nhờ thuế quan ưu đãi. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp xuất khẩu phải vượt qua hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ cao của các nước phát triển trong TPP đối với nông sản.

Các sản phẩm có thế mạnh của Mỹ như: sữa, thịt bò, thịt gia cầm, thịt lợn hiện cũng được nhập khá nhiều và nếu mở cửa theo TPP, các sản phẩm của Việt Nam gặp khó khăn rất lớn.

Mỹ cũng có thể linh hoạt trong vấn đề này bằng cách lập danh sách các loại vải mà các nước trong TPP có thể nhập khẩu từ bên ngoài để sản xuất quần áo mà vẫn được hưởng thuế ưu đãi khi xuất khẩu vào Mỹ.

Nguồn : baocongthuong.com.vn