Xã tỷ phú trồng cam Lê Lợi bội thu nhờ "Ba nhành lá cọ" giúp sức
- Thứ tư - 13/12/2017 06:34
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Xã có nhiều triệu phú, tỷ phú trồng cam
Xã Lê Lợi hiện có hàng trăm hộ trồng cây ăn quả tập trung, trong đó có gần 500 hộ trồng cam với diện tích hơn 30ha. Năm 2011, ông Nguyễn Văn Thiệu là một trong những nông dân đầu tiên ở thôn An Mô chuyển từ canh tác lúa, rau màu sang trồng cây cam Canh. Nhờ đất đai phù hợp nên giống cam Canh trồng trên đất đồi ở đây phát triển tốt, cho quả đều.
Mô hình trình diễn điểm trên cây cam Canh do Hội ND phối hợp Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện ở xã Lê Lợi. Ảnh: THU HÀ
Chăm sóc cam giai đoạn + Cắt tỉa tạo tán: Cắt tỉa bớt cành để làm thoáng cây, tạo tán đón ánh nắng, tăng khả năng quang hợp cho cây. Sử dụng dao kéo cắt tỉa chuyên dụng, cắt theo hình chữ Y (khai tâm) để ánh nắng lọt được vào sâu bên trong tán. Khống chế tán chiều cao 3 - 3,5m so với mặt đất. Cắt bỏ cành khô, kém dinh dưỡng. Cây ít tuổi dùng động tác vít để cây thông thoáng. |
Hiện ông Thiệu trồng cam Canh làm cảnh và bán quả thương phẩm. Những cây cam dùng để chơi tết loại to, đẹp được ông bán với giá từ 1,5-3 triệu đồng/cây. Với vườn cam Canh lấy quả, ông Thiệu bán cho tư thương ngay tại vườn với giá từ 40.000 – 50.000 đồng/kg.
Ngoài cam Canh, ông Thiệu cũng trồng thêm các giống cam Vinh, chanh đào, tuy nhiên cây chủ lực vẫn là cam đường Canh với 1.000 gốc. “Năm nay, các loại cây ăn quả đều cho năng suất cao, cam đường Canh và chanh đào đạt khoảng 2 tấn/sào. Gì chứ thu nhập trăm triệu đồng từ trồng cam là cái chắc” - ông Thiệu vui vẻ khoe.
Với 4ha, anh Nguyễn Văn Hoàn hiện là 1 trong những hộ có diện tích trồng cam nhiều nhất xã Lê Lợi. Đến thời điểm này, anh Hoàn đã xuất bán được hơn 30 tấn cam Vinh và 9 tấn chanh đào, thu về gần 1 tỷ đồng. Hiện, trong vườn nhà anh Hoàn vẫn còn khoảng hơn 40 tấn cam Canh dự kiến xuất bán dịp Tết Nguyên đán.
Anh Hoàn phấn khởi nói: “Năm nay cam được mùa, được giá, dự kiến gia đình tôi sẽ bỏ túi khoảng 1 tỷ đồng sau khi đã trừ hết chi phí”.
Chia sẻ bí quyết trồng cam, ông Thiệu, anh Hoàn đều cho rằng việc chăm sóc bón phân cho cam rất quan trọng. “Muốn cam đạt được năng suất, chất lượng cao cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo nguyên tắc 4 đúng. Đó là: Đúng chủng loại, đúng, liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp. Ở giai đoạn nuôi quả, tôi thường bón Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14, vì phân bón này có hàm lượng đạm cao giúp phát triển thân lá. Bên cạnh đó, phân bón NPK-S*M1 12.5.10-14 cũng có hàm lượng kali cao, giúp tăng chữ đường trong trái cam và cho mẫu mã quả đẹp” - anh Hoàn chia sẻ.
Phát huy vai trò nòng cốt của Hội ND
Trao đổi về tình hình kinh tế địa phương, ông Tạ Hải Đăng – Chủ tịch Hội ND xã Lê Lợi cho biết: Từ năm 2011, một số hộ dân xã Lê Lợi đưa giống cam Canh vào trồng với diện tích nhỏ lẻ. Thấy cây cam Canh cho năng suất tốt, bà con trong xã mở rộng diện tích trồng lên đến 30ha, tập trung chủ yếu ở 2 thôn An Mô và An Lĩnh. Tuy nhiên, cam Canh là cây khó tính, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao, nhiều hộ dân vẫn đang bị lúng túng về kỹ thuật trồng.
Cây cam Canh được trồng trên đất chuyển đổi ở Hải Dương. Ảnh: I.T
Để hỗ trợ nông dân chuyển đổi hiệu quả, nhiều năm nay Hội ND xã đã tích cực phối hợp Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức cho người dân tham gia các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện cho nông dân đi tham quan, học tập kinh nghiệm từ các mô hình thành công ở những địa phương khác.
Đặc biệt, năm 2016, Hội ND xã đã phối hợp Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện mô hình trình diễn điểm trên cây cam, diện tích 3ha với sự tham gia của 30 hộ dân trồng cam. Tham gia thực hiện mô hình điểm này, các hộ dân được kỹ sư nông nghiệp của công ty về tận vườn chuyển giao kỹ thuật trồng cam. Đồng thời được các hộ dân còn được hỗ 100% phân bón NPK Lâm Thao bót lót và bón thúc khi tham gia mô hình điểm.
Bên cạnh đó để gỡ khó cho người trồng cam, hàng năm, Hội ND xã Lê Lợi đều phối hợp công ty thực hiện chương trình cung ứng phân bón trả chậm cho bà con nông dân. Theo đó, bà con được cung ứng phân bón ngay từ đầu vụ nhưng đến 6 tháng sau mới phải trả tiền mà không tính thêm lãi.
“Bà con trong xã rất phấn khởi và hưởng ứng tham gia chương trình này. Chính vì vậy, sản lượng phân bón trả chậm bà con mua năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu như năm 2016, Hội ND xã cung ứng 50 tấn phân bón Lâm Thao trả chậm, thì năm 2017 này đã cung ứng hơn 100 tấn phân bón Lâm Thao cho bà con” - anh Đăng phấn khởi thông tin.
Theo ông Nguyễn Huy Thơm - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Lê Lợi, trước thực tế nhiều nông dân thành công từ mô hình trồng cây ăn quả, sắp tới xã sẽ quan tâm hơn để nâng cao hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Để nông dân chuyển đổi hiệu quả, chính quyền xã Lê Lợi và Hội ND xã tiếp tục phối hợp các công ty, trong đó có Công ty Lâm Thao để tổ chức cho người dân tham gia các lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện cho nông dân đi tham quan, học tập kinh nghiệm từ các mô hình thành công ở những địa phương khác.
Theo danviet.vn