Xem xét việc hình thành mô hình mới trong quản lý nhà nước về ATTP
- Thứ ba - 27/03/2018 03:29
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đề án sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành y tế do Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu trình bày nêu rõ: Thống nhất mô hình quản lý theo ngành dọc từ tỉnh đến cơ sở; sáp nhập các trung tâm tuyến tỉnh có cùng chức năng tương đồng; thành lập trung tâm y tế huyện thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh; kiện toàn tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ các đơn vị còn lại theo các văn bản hướng dẫn. Giám đốc Sở Y tế Lê Ngọc Châu trình bày Đề án sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Y tế Cụ thể, các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Y tế giữ nguyên cơ cấu 6 phòng hiện có. Đối với các cơ quan trực thuộc Sở Y tế, giữ nguyên tổ chức bộ máy Chi cục DS/KHHGĐ; phối hợp Sở Nội vụ và các ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức lại Chi cục ATVSTP thuộc Sở Y tế và một số bộ phận trực thuộc các phòng, chi cục thuộc Sở NN&PTNT, Sở Công thương để thành lập Ban Quản lý ATTP tỉnh. Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Trọng Nhiệu: Sáp nhập bộ máy theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 phải tuân thủ tính pháp quy; những vấn đề có tính đặc thù nên xin ý kiến Trung ương Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, lấy Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm nòng cốt, sáp nhập các trung tâm: Trung tâm Phòng chống Sốt rét- Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Da liễu, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Truyền thông- Giáo dục sức khỏe và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản vào Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Chuyển một phần chức năng khám, chữa bệnh của các trung tâm chuyên khoa về Bệnh viện đa khoa tỉnh thực hiện. Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đoàn Đình Anh: Thống nhất quan điểm của Sở Y tế là thực hiện quản lý Nhà nước ngành Y tế theo ngành dọc Sáp nhập các trung tâm Y tế dự phòng, trung tâm dân số tuyến huyện và BVĐK tuyến huyện trên cùng địa bàn thành trung tâm y tế tuyến huyện đa chức năng. Chuyển Bệnh viện khu vực cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo thành cơ sở 2 của Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn. Chuyển Phòng khám đa khoa khu vực Đức Lĩnh thuộc huyện Vũ Quang thành đơn nguyên khám, điều trị nội trú Đức Lĩnh thuộc Trung tâm Y tế huyện Vũ Quang. Trạm y tế xã, phường, thị trấn thuộc trung tâm Y tế huyện… Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục Trưởng Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh Đường Công Lự đề xuất thành lập phòng dân số và phát triển trực thuộc trung tâm có từ 4-5 cán bộ, nhân viên Về lộ trình thực hiện, quý 3 năm 2018, xây dựng Đề án trình UBND tỉnh phê duyệt. Quý 4, hoàn thành việc xây dựng đề án và thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Thực hiện việc chuyển giao trung tâm y tế dự phòng/trung tâm y tế huyện và trung tâm dân số huyện (thị xã, thành phố) về Sở Y tế quản lý để thành lập các trung tâm y tế huyện. Năm 2019, quý 1 hoàn thành việc xây dựng đề án thành lập các trung tâm y tế cấp huyện trình UBND tỉnh phê duyệt, quý 2 đi vào hoạt động; hướng dẫn và phối hợp UBND cấp huyện tổ chức lại trạm y tế cấp xã theo quy mô vùng 1, 2, 3. Quý 3, kiện toàn tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ các đơn vị còn lại theo các văn bản hướng dẫn. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải bày tỏ quan điểm thống nhất với tinh thần chung của đề án. Riêng về bộ máy quản lý Nhà nước về lĩnh vực ATTP cần tiếp tục được đặt ra để trao đổi và xem xét, kiến nghị việc hình thành mô hình mới, hiệu quả hơn vì lĩnh vực này đang đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết. Ngành Y tế nên tiếp tục rà soát, bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện Đề án với tinh thần lấy hiệu quả làm mục tiêu. Đồng thời, cần chủ động trong việc xây dựng các chính sách của ngành để lồng ghép trong chính sách chung của tỉnh khi triển khai sắp xếp lại bộ máy. Theo Biện Nhung/baohatinh.vn |