Xuất khẩu nông, lâm - thủy sản có thể vượt qua mốc 34 tỷ USD
- Thứ hai - 09/10/2017 00:22
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm - thủy sản 9 tháng tăng do cả hai yếu tố: đơn giá và lượng xuất khẩu.
NGỌC LÂM
NGỌC LÂM
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm-thủy sản nếu những năm trước tăng rất thấp, thì 9 tháng đầu năm nay đã tăng khá cao. Từ đó có thể kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng nông, lâm- thủy sản cả năm nay sẽ vượt qua mốc 34 tỷ USD.
Kết quả xuất khẩu 9 tháng và dự báo về kim ngạch xuất khẩu cả năm 2017 của 10 mặt hàng nông, lâm - thủy sản chủ yếu trên cho thấy một số điểm nhấn đáng lưu ý.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của 10 mặt hàng trên trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 24,86 tỷ USD, tăng 17%. Với tốc độ tăng này và kim ngạch đã đạt được trong năm 2016, có thể dự đoán cả năm 2017, kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng nông, lâm nghiệp - thủy sản đạt 34 tỷ USD. Nếu dự báo đó là đúng, thì đó là quy mô cao nhất từ trước đến nay của kim ngạch xuất khẩu nông, lâm - thủy sản.
Nếu tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước được dự báo cả năm đạt khoảng 210 tỷ USD, thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm - thủy sản dự báo cả năm sẽ chiếm khoảng 16,2%, tương đương với tỷ trọng về GDP của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nếu cả năm, cả nước được dự đoán có 26 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD, thì riêng nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản có 8 mặt hàng, chiếm gần 1/3 tổng số.
Mức kim ngạch tuyệt đối dự báo của một số mặt hàng đóng góp lớn vào mức tăng chung, cao nhất là thủy sản (963 triệu USD), rau quả (840 triệu USD), cao su (580 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (550 triệu USD), hạt điều (540 triệu USD), gạo (330 triệu USD, cà phê (40 triệu USD). Riêng hạt tiêu kim ngạch bị giảm (220 triệu USD), chủ yếu do giá giảm (giảm 34%).
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm - thủy sản 9 tháng tăng do cả hai yếu tố: đơn giá và lượng xuất khẩu. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung đơn giá xuất khẩu nông, lâm - thủy sản tăng khoảng 8,38% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng giá chung của toàn bộ hàng xuất khẩu (4,73%); trong đó một số mặt hàng giá còn tăng cao hơn (như cao su tăng 45,5%, cà phê tăng 27,8%, hàng thủy sản tăng 8,75%...). Lượng tăng khoảng 8%, trong đó có một số mặt hàng lượng xuất khẩu còn tăng cao hơn, như chè (12%), hạt tiêu (25,1%), gạo (21,7%), cao su (31,5%)...
Đi vào một số mặt hàng có thể thấy cụ thể hơn về kết quả trong 9 tháng đầu năm và dự đoán cả năm 2017.
Thủy sản của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2017 đạt 5.663 triệu USD, tăng 19,2%. Đó là tốc độ tăng khá cao so với nhiều thời kỳ trước. Mặt hàng này đã có mặt ở nhiều nước và vùng lãnh thổ nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, ngay cả ở những nước có bờ biển rộng, dài.
Kỳ vọng cả năm sẽ vượt qua mốc 8,4 tỷ USD- cao nhất từ trước đến nay. Vấn đề đặt ra là tăng cường nuôi trồng để có nguồn hàng; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; giữ vững và phát triển thị trường, nhất là thị trường có số dân đông, có nhu cầu thực phẩm cao.
Gỗ và sản phẩm gỗ 9 tháng đầu năm đạt 5.529 triệu USD, cao thứ hai trong các mặt hàng nông, lâm - thủy sản; tăng 11% - cũng là tốc độ tăng khá cao so với nhiều năm nay. Mặt hàng này của Việt Nam đã có mặt ở nhiều thị trường, trong 8 tháng đầu năm có 24 thị trường đạt trên 10 triệu USD, trong đó có 7 thị trường đạt trên 100 triệu USD.
Cà phê là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba trong các mặt hàng nông, lâm - thủy sản trong 9 tháng đầu năm, đạt 2.547 triệu USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng này do giá tăng, còn lượng xuất khẩu bị giảm (giảm 20,5%). Mặt hàng này đã có mặt ở nhiều thị trường.
Rau quả 9 tháng đạt 2.667 triệu USD, tăng 45,6%. Đó là tốc độ tăng khá cao, giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả vượt qua nhiều mặt hàng, lên đứng thứ 9 trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Rau quả của Việt Nam đã có mặt ở 22 thị trường, trong đó 15 thị trường đạt trên 10 triệu USD, đặc biệt Trung Quốc đạt tới 1.787 triệu USD, chiếm tới 76% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Cao su 9 tháng đạt 1.672 triệu USD, tăng tới 53,8% so với cùng kỳ năm trước. Đó là tốc độ tăng rất cao, chủ yếu do đơn giá tăng (34,8%), có một phần do lượng tăng (14,1%). Vấn đề đặt ra là cần đưa vào chế biến để tăng xuất khẩu sản phẩm từ cao su và giảm nhập khẩu sản phẩm từ cao su (tính đến 15/9, sản phẩm cao su xuất khẩu 406 triệu USD, nhưng nhập khẩu 554 triệu USD).
Gạo 9 tháng đầu năm nay xuất khẩu trên 4,6 triệu tấn, tăng 21,7%, với kim ngạch đạt 2.032 triệu USD, tăng 19,5%. Mặt hàng gạo của Việt Nam có mặt ở nhiều thị trường, trong đó có 12 thị trường đạt trên 10 triệu USD; có 4 thị trường đạt trên 100 triệu USD: Trung Quốc 701 triệu USD, Philippines 167 triệu USD, Malaysia 142 triệu USD, Gana 117 triệu USD.
Xuất khẩu nông, lâm - thủy sản đã góp phần làm cho GDP do nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản phục hồi tăng trưởng (9 tháng năm nay tăng 2,78%, cao hơn mức 0,62% của cùng kỳ); kỳ vọng năm 2017 có thể vượt 3% theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.
Kết quả xuất khẩu 9 tháng và dự báo về kim ngạch xuất khẩu cả năm 2017 của 10 mặt hàng nông, lâm - thủy sản chủ yếu trên cho thấy một số điểm nhấn đáng lưu ý.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của 10 mặt hàng trên trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 24,86 tỷ USD, tăng 17%. Với tốc độ tăng này và kim ngạch đã đạt được trong năm 2016, có thể dự đoán cả năm 2017, kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng nông, lâm nghiệp - thủy sản đạt 34 tỷ USD. Nếu dự báo đó là đúng, thì đó là quy mô cao nhất từ trước đến nay của kim ngạch xuất khẩu nông, lâm - thủy sản.
Nếu tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước được dự báo cả năm đạt khoảng 210 tỷ USD, thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm - thủy sản dự báo cả năm sẽ chiếm khoảng 16,2%, tương đương với tỷ trọng về GDP của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nếu cả năm, cả nước được dự đoán có 26 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD, thì riêng nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản có 8 mặt hàng, chiếm gần 1/3 tổng số.
Mức kim ngạch tuyệt đối dự báo của một số mặt hàng đóng góp lớn vào mức tăng chung, cao nhất là thủy sản (963 triệu USD), rau quả (840 triệu USD), cao su (580 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (550 triệu USD), hạt điều (540 triệu USD), gạo (330 triệu USD, cà phê (40 triệu USD). Riêng hạt tiêu kim ngạch bị giảm (220 triệu USD), chủ yếu do giá giảm (giảm 34%).
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm - thủy sản 9 tháng tăng do cả hai yếu tố: đơn giá và lượng xuất khẩu. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung đơn giá xuất khẩu nông, lâm - thủy sản tăng khoảng 8,38% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng giá chung của toàn bộ hàng xuất khẩu (4,73%); trong đó một số mặt hàng giá còn tăng cao hơn (như cao su tăng 45,5%, cà phê tăng 27,8%, hàng thủy sản tăng 8,75%...). Lượng tăng khoảng 8%, trong đó có một số mặt hàng lượng xuất khẩu còn tăng cao hơn, như chè (12%), hạt tiêu (25,1%), gạo (21,7%), cao su (31,5%)...
Đi vào một số mặt hàng có thể thấy cụ thể hơn về kết quả trong 9 tháng đầu năm và dự đoán cả năm 2017.
Thủy sản của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2017 đạt 5.663 triệu USD, tăng 19,2%. Đó là tốc độ tăng khá cao so với nhiều thời kỳ trước. Mặt hàng này đã có mặt ở nhiều nước và vùng lãnh thổ nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, ngay cả ở những nước có bờ biển rộng, dài.
Kỳ vọng cả năm sẽ vượt qua mốc 8,4 tỷ USD- cao nhất từ trước đến nay. Vấn đề đặt ra là tăng cường nuôi trồng để có nguồn hàng; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; giữ vững và phát triển thị trường, nhất là thị trường có số dân đông, có nhu cầu thực phẩm cao.
Gỗ và sản phẩm gỗ 9 tháng đầu năm đạt 5.529 triệu USD, cao thứ hai trong các mặt hàng nông, lâm - thủy sản; tăng 11% - cũng là tốc độ tăng khá cao so với nhiều năm nay. Mặt hàng này của Việt Nam đã có mặt ở nhiều thị trường, trong 8 tháng đầu năm có 24 thị trường đạt trên 10 triệu USD, trong đó có 7 thị trường đạt trên 100 triệu USD.
Rau quả 9 tháng đạt 2.667 triệu USD, tăng 45,6%. Đó là tốc độ tăng khá cao, giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả vượt qua nhiều mặt hàng, lên đứng thứ 9 trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Rau quả của Việt Nam đã có mặt ở 22 thị trường, trong đó 15 thị trường đạt trên 10 triệu USD, đặc biệt Trung Quốc đạt tới 1.787 triệu USD, chiếm tới 76% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Cao su 9 tháng đạt 1.672 triệu USD, tăng tới 53,8% so với cùng kỳ năm trước. Đó là tốc độ tăng rất cao, chủ yếu do đơn giá tăng (34,8%), có một phần do lượng tăng (14,1%). Vấn đề đặt ra là cần đưa vào chế biến để tăng xuất khẩu sản phẩm từ cao su và giảm nhập khẩu sản phẩm từ cao su (tính đến 15/9, sản phẩm cao su xuất khẩu 406 triệu USD, nhưng nhập khẩu 554 triệu USD).
Gạo 9 tháng đầu năm nay xuất khẩu trên 4,6 triệu tấn, tăng 21,7%, với kim ngạch đạt 2.032 triệu USD, tăng 19,5%. Mặt hàng gạo của Việt Nam có mặt ở nhiều thị trường, trong đó có 12 thị trường đạt trên 10 triệu USD; có 4 thị trường đạt trên 100 triệu USD: Trung Quốc 701 triệu USD, Philippines 167 triệu USD, Malaysia 142 triệu USD, Gana 117 triệu USD.
Xuất khẩu nông, lâm - thủy sản đã góp phần làm cho GDP do nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản phục hồi tăng trưởng (9 tháng năm nay tăng 2,78%, cao hơn mức 0,62% của cùng kỳ); kỳ vọng năm 2017 có thể vượt 3% theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.
Theo vneconomy.vn