Vì sao việc sản xuất nông nghiệp sạch vẫn còn "chậm lớn"?
- Thứ ba - 25/09/2018 06:06
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hai yếu tố có cầu, có cung của thị trường nông sản sạch vẫn chưa đến được với nhau, vì vậy mà sản xuất nông sản sạch mãi còn "chậm lớn."
Bên tiêu thụ vẫn chật vật tìm nguồn sạch và đa số người tiêu dùng khó tiếp cận với nông sản sạch bởi vẫn còn những khoảng trống cần được xử lý giữa chính sách và thực tiễn để có thể thúc đẩy phát triển cho thị trường này.
Xu hướng tất yếu
Ngành nông nghiệp Hà Nội đang hướng tới liên kết chuỗi từ sản xuất đến chế biến, bao tiêu sản phẩm và như vậy mới kiểm soát được vệ sinh an toàn thực phẩm khi đến với người tiêu dùng. Sản xuất nông nghiệp sạch là một hướng đi đúng trong phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng được Hà Nội rất khuyến khích và nhân rộng.
Đến Bắc Vọng, xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội hỏi thăm anh Kết "ếch" ai cũng biết tiếng. Bởi con ếch của anh không chỉ phục vụ người dân quanh vùng phía Bắc mà vào tận miền Trung và sang tận khu vực Đông Nam Á.
Từ nghề phụ thành nghề chính, đến nay, tổng diện tích trại ếch của anh Kết là 7.000m2, cung cấp ếch giống và ếch thịt ổn định cho các siêu thị, trường học trên địa bàn 13 tỉnh phía Bắc. Giá ếch thương phẩm bán tại trại cho các đầu mối là 50.000 đồng/kg, ếch nuôi lâu để chắc thịt có thể lên mức 70.000 đồng/kg, ếch giống có giá 800-1.200 đồng/con.
Trung bình mỗi năm anh Kết thu lãi khoảng 700-800 triệu đồng và tạo công ăn việc làm cho bốn lao động với mức lương hàng tháng từ 5-6 triệu đồng/người. Anh Kết cho biết, với mong muốn tạo nên thương hiệu ếch sạch Bắc Phú, anh ấp ủ dự định xây dựng một chuỗi sản xuất ếch khép kín, bắt đầu từ việc xây dựng một hệ thống nhà kính lớn hơn. Tuy nhiên anh cần một khoản vốn khá lớn, 5-7 tỷ đồng hoặc thậm chí nhiều hơn nữa.
Đồng cảm với những suy nghĩ về sản xuất sạch, anh Vương Sỹ Thanh (ở xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) chia sẻ, nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững, đảm bảo an toàn và được nhiều người quan tâm. Vấn nạn mất an toàn vệ sinh thực phẩm thời gian qua cũng trở thành chủ đề "nóng." Nhà nhà, người người đều quan tâm đến việc mua thực phẩm an toàn ở đâu. Bản thân anh Thanh và gia đình cũng mong muốn được sử dụng các sản phẩm chất lượng.
Mong muốn đó thôi thúc anh Thanh tìm hướng đi mới là tận dụng diện tích đất hoang hóa ở địa phương, biến nó thành địa điểm cung cấp nguồn thực phẩm đảm bảo hợp vệ sinh. Bởi vậy, tháng 5/2015, anh Thanh bắt đầu cải tạo khu đất hoang, xây dựng thành một trang trại trồng rau an toàn cho thu nhập bình quân từ 90-100 triệu đồng/tháng.
[Kết nối cung cầu giúp nông sản sạch đến với người tiêu dùng]
Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Minh, Đại diện Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch (AFT), cho hay trước vấn nạn mất an toàn thực phẩm, hiện đã xuất hiện một số trang trại, doanh nghiệp lựa chọn con đường canh tác theo phương pháp hữu cơ, hoặc canh tác sử dụng hóa chất theo tiêu chuẩn. Ở phía tiêu thụ, đã xuất hiện những doanh nghiệp bán lẻ, nhà hàng, nhà xuất khẩu… rất quan tâm đến việc tìm nguồn nông sản sạch an toàn cho con người và cho môi trường để đưa ra thị trường.
Các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp sạch như Nghị định 98/2018/NĐ-CP khuyến khích hợp tác, liên kết rong sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, và gần đây nhất là Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về nông nghiệp hữu cơ.
“Nhìn vào những chuyển động ở cả ba bên là sản xuất, tiêu thụ và cơ quan quản lý có thể thấy những tín hiệu tích cực và đáng mừng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra tại sao sản xuất nông sản sạch “chậm lớn," vì sao bên tiêu thụ vẫn chật vật tìm nguồn sạch và đa số người tiêu dùng khó tiếp cận nông sản sạch?”, bà Nguyễn Thị Hồng Minh băn khoăn.
Còn nhiều khó khăn
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, có đến 85% nông sản tiêu thụ qua các kênh truyền thống là ngoài chợ, shop nhỏ lẻ hay là gánh hàng ven đường; chỉ có 15% còn lại là qua kênh hiện đại như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Con số này chính là thách thức không nhỏ đối với nông sản sạch, nông sản hữu cơ.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, CEO doanh nghiệp xã hội Proci nhận định, đến nay người tiêu dùng trong nước chưa hiểu nhiều về nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm hữu cơ. Do vậy, chưa hình thành thị trường tiêu thụ tại chỗ và chưa khuyến khích các nhà sản xuất chuyển đổi từ nông nghiệp thông thường sang nông nghiệp hữu cơ. Hạ tầng phụ trợ như chứng nhận, xúc tiến thương mại, cơ chế đầu tư, dịch vụ, cung ứng vật tư cho nông nghiệp hữu cơ hầu như chưa có. Bên cạnh đó, phí chứng nhận sản phẩm hữu cơ của tổ chức quốc tế quá cao, trong khi tiêu chuẩn của Việt Nam mới ban hành các tổ chức chứng nhận trong nước chứng nhận theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
Bà Từ Thị Tuyết Nhung, Trưởng Điều phối Hệ thống giám sát và đảm bảo chất lượng được vận dụng trong dự án “Phát triển khung sản xuất và thị trường cho nông nghiệp hữu cơ Việt Nam,” cho biết sản xuất chưa có chính sách cụ thể, thị trường vẫn còn đang nghi ngại bởi quy trình đánh giá, quá trình tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn, đây là những vấn đề cốt lõi trong việc phát triển thị trường cho nông sản sạch nói chung và nông sản hữu cơ nói riêng. Nếu không khắc phục căn bản vấn đề này, nông sản sạch khó tiến xa được.
Để phát triển thị trường cho nông sản sạch, nhiều ý kiến cho rằng, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố cả nước cần sớm triển khai đưa Nghị định 109/2018/NĐ-CP Nông nghiệp hữu cơ đưa vào thực tiễn địa phương. Các địa phương có thể ban hành thêm các chính sách ưu tiên của tỉnh cho phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Đối với các cá nhân, tổ chức tham gia vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ và sử dụng sản phẩm hữu cơ cần định hướng rõ thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ vì mỗi một thị trường đều có các yêu cầu về tiêu chuẩn hữu cơ riêng. Cạnh đó, các tổ chức chứng nhận nâng cao trình độ, hiểu biết trong chứng nhận hữu cơ; đồng thời không bao che cho các đơn vị sản xuất chưa đạt chuẩn mà vẫn được chứng nhận. Điều này gây méo mó thị trường và mất niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm hữu cơ có chứng nhận…
Kỳ vọng “phủ sóng” nông nghiệp hữu cơ sẽ không hề dễ dàng. Một trong số những thách thức đối với phát triển nông nghiệp hữu cơ là cần sự đầu tư xứng tầm và hành trình tiếp cận thị trường đúng hướng để đưa sản phẩm tiếp cận được với người tiêu dùng.
Nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển nông nghiệp hữu cơ, cũng cần phải có thêm hàng loạt quy định về sản xuất, quy định về hỗ trợ nông dân, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất-chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; chủ trương quy hoạch và tập trung đầu tư sản xuất một số loại nông sản hữu cơ mà Việt Nam có thế mạnh./.
Xu hướng tất yếu
Ngành nông nghiệp Hà Nội đang hướng tới liên kết chuỗi từ sản xuất đến chế biến, bao tiêu sản phẩm và như vậy mới kiểm soát được vệ sinh an toàn thực phẩm khi đến với người tiêu dùng. Sản xuất nông nghiệp sạch là một hướng đi đúng trong phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng được Hà Nội rất khuyến khích và nhân rộng.
Đến Bắc Vọng, xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội hỏi thăm anh Kết "ếch" ai cũng biết tiếng. Bởi con ếch của anh không chỉ phục vụ người dân quanh vùng phía Bắc mà vào tận miền Trung và sang tận khu vực Đông Nam Á.
Từ nghề phụ thành nghề chính, đến nay, tổng diện tích trại ếch của anh Kết là 7.000m2, cung cấp ếch giống và ếch thịt ổn định cho các siêu thị, trường học trên địa bàn 13 tỉnh phía Bắc. Giá ếch thương phẩm bán tại trại cho các đầu mối là 50.000 đồng/kg, ếch nuôi lâu để chắc thịt có thể lên mức 70.000 đồng/kg, ếch giống có giá 800-1.200 đồng/con.
Trung bình mỗi năm anh Kết thu lãi khoảng 700-800 triệu đồng và tạo công ăn việc làm cho bốn lao động với mức lương hàng tháng từ 5-6 triệu đồng/người. Anh Kết cho biết, với mong muốn tạo nên thương hiệu ếch sạch Bắc Phú, anh ấp ủ dự định xây dựng một chuỗi sản xuất ếch khép kín, bắt đầu từ việc xây dựng một hệ thống nhà kính lớn hơn. Tuy nhiên anh cần một khoản vốn khá lớn, 5-7 tỷ đồng hoặc thậm chí nhiều hơn nữa.
Đồng cảm với những suy nghĩ về sản xuất sạch, anh Vương Sỹ Thanh (ở xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) chia sẻ, nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững, đảm bảo an toàn và được nhiều người quan tâm. Vấn nạn mất an toàn vệ sinh thực phẩm thời gian qua cũng trở thành chủ đề "nóng." Nhà nhà, người người đều quan tâm đến việc mua thực phẩm an toàn ở đâu. Bản thân anh Thanh và gia đình cũng mong muốn được sử dụng các sản phẩm chất lượng.
Mong muốn đó thôi thúc anh Thanh tìm hướng đi mới là tận dụng diện tích đất hoang hóa ở địa phương, biến nó thành địa điểm cung cấp nguồn thực phẩm đảm bảo hợp vệ sinh. Bởi vậy, tháng 5/2015, anh Thanh bắt đầu cải tạo khu đất hoang, xây dựng thành một trang trại trồng rau an toàn cho thu nhập bình quân từ 90-100 triệu đồng/tháng.
[Kết nối cung cầu giúp nông sản sạch đến với người tiêu dùng]
Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Minh, Đại diện Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch (AFT), cho hay trước vấn nạn mất an toàn thực phẩm, hiện đã xuất hiện một số trang trại, doanh nghiệp lựa chọn con đường canh tác theo phương pháp hữu cơ, hoặc canh tác sử dụng hóa chất theo tiêu chuẩn. Ở phía tiêu thụ, đã xuất hiện những doanh nghiệp bán lẻ, nhà hàng, nhà xuất khẩu… rất quan tâm đến việc tìm nguồn nông sản sạch an toàn cho con người và cho môi trường để đưa ra thị trường.
Các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp sạch như Nghị định 98/2018/NĐ-CP khuyến khích hợp tác, liên kết rong sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, và gần đây nhất là Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về nông nghiệp hữu cơ.
“Nhìn vào những chuyển động ở cả ba bên là sản xuất, tiêu thụ và cơ quan quản lý có thể thấy những tín hiệu tích cực và đáng mừng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra tại sao sản xuất nông sản sạch “chậm lớn," vì sao bên tiêu thụ vẫn chật vật tìm nguồn sạch và đa số người tiêu dùng khó tiếp cận nông sản sạch?”, bà Nguyễn Thị Hồng Minh băn khoăn.
Còn nhiều khó khăn
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, có đến 85% nông sản tiêu thụ qua các kênh truyền thống là ngoài chợ, shop nhỏ lẻ hay là gánh hàng ven đường; chỉ có 15% còn lại là qua kênh hiện đại như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Con số này chính là thách thức không nhỏ đối với nông sản sạch, nông sản hữu cơ.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, CEO doanh nghiệp xã hội Proci nhận định, đến nay người tiêu dùng trong nước chưa hiểu nhiều về nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm hữu cơ. Do vậy, chưa hình thành thị trường tiêu thụ tại chỗ và chưa khuyến khích các nhà sản xuất chuyển đổi từ nông nghiệp thông thường sang nông nghiệp hữu cơ. Hạ tầng phụ trợ như chứng nhận, xúc tiến thương mại, cơ chế đầu tư, dịch vụ, cung ứng vật tư cho nông nghiệp hữu cơ hầu như chưa có. Bên cạnh đó, phí chứng nhận sản phẩm hữu cơ của tổ chức quốc tế quá cao, trong khi tiêu chuẩn của Việt Nam mới ban hành các tổ chức chứng nhận trong nước chứng nhận theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
Bà Từ Thị Tuyết Nhung, Trưởng Điều phối Hệ thống giám sát và đảm bảo chất lượng được vận dụng trong dự án “Phát triển khung sản xuất và thị trường cho nông nghiệp hữu cơ Việt Nam,” cho biết sản xuất chưa có chính sách cụ thể, thị trường vẫn còn đang nghi ngại bởi quy trình đánh giá, quá trình tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn, đây là những vấn đề cốt lõi trong việc phát triển thị trường cho nông sản sạch nói chung và nông sản hữu cơ nói riêng. Nếu không khắc phục căn bản vấn đề này, nông sản sạch khó tiến xa được.
Để phát triển thị trường cho nông sản sạch, nhiều ý kiến cho rằng, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố cả nước cần sớm triển khai đưa Nghị định 109/2018/NĐ-CP Nông nghiệp hữu cơ đưa vào thực tiễn địa phương. Các địa phương có thể ban hành thêm các chính sách ưu tiên của tỉnh cho phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Đối với các cá nhân, tổ chức tham gia vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ và sử dụng sản phẩm hữu cơ cần định hướng rõ thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ vì mỗi một thị trường đều có các yêu cầu về tiêu chuẩn hữu cơ riêng. Cạnh đó, các tổ chức chứng nhận nâng cao trình độ, hiểu biết trong chứng nhận hữu cơ; đồng thời không bao che cho các đơn vị sản xuất chưa đạt chuẩn mà vẫn được chứng nhận. Điều này gây méo mó thị trường và mất niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm hữu cơ có chứng nhận…
Kỳ vọng “phủ sóng” nông nghiệp hữu cơ sẽ không hề dễ dàng. Một trong số những thách thức đối với phát triển nông nghiệp hữu cơ là cần sự đầu tư xứng tầm và hành trình tiếp cận thị trường đúng hướng để đưa sản phẩm tiếp cận được với người tiêu dùng.
Nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển nông nghiệp hữu cơ, cũng cần phải có thêm hàng loạt quy định về sản xuất, quy định về hỗ trợ nông dân, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất-chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; chủ trương quy hoạch và tập trung đầu tư sản xuất một số loại nông sản hữu cơ mà Việt Nam có thế mạnh./.
Theo Nam Giang/vietnamplus.vn