Đề án mỗi xã một sản phẩm: Lựa chọn sản phẩm làm điểm

Đề án mỗi xã một sản phẩm: Lựa chọn sản phẩm làm điểm
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030” trên quan điểm người dân là chủ thể của quá trình thực hiện, thông qua HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức sản xuất...

Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030”nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân dân; làm sống lại các giá trị truyền thống của địa phương, xây dựng thành công nông thôn mới, trên cơ sở tạo ra sản phẩm tốt, có thương hiệu, được chứng nhận sản phẩm OCOP (ooc-cop) và qua đó tạo thị trường bền vững, gia tăng giá trị sản xuất, giá trị nội sinh cho ngành nông nghiệp Hà Tĩnh.

Chè - một sản phẩm phát triển trong nhiều năm nay

 

Cụ thể về mục tiêu phát triển sản phẩm, đến năm 2020 toàn tỉnh có tối thiểu 70 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn (ooc-cop), trong đó: hoàn thiện, chuẩn hóa tối thiểu 50 sản phẩm, dịch vụ nông thôn trong số các sản phẩm, dịch vụ hiện có; phát triển mới tối thiểu 20 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn sản phẩm (ooc-cop).

Về phát triển các tổ chức kinh tế, sẽ củng cố, nâng cấp tối thiểu 50 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hiện có thực hiện chương trình(ooc-cop); phát triển mới tối thiểu 20 tổ chức kinh tế tham gia chương trình(ooc-cop).

Triển khai đề án“Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030”, trước tiên tập trung xây dựng hệ thống tổ chức từ tỉnh đến xã; lựa chọn một số sản phẩm tổ chức làm điểm trong năm 2018, từ đó rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng.

Theo Tiến Thành/hatinhtv.vn