Hỗ trợ huyện Đức Thọ triển khai điểm Chương trình OCOP
- Thứ sáu - 21/02/2020 05:29
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Võ Công Hàm và Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Hoài Đức.
Đức Thọ có diện tích tự nhiên 20.234 ha, diện tích sản xuất nông nghiệp trên 15.500 ha, trong đó diện tích lúa khoảng 10.500 ha, năng suất đạt 53 – 54 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 56.000 đến 56.500 tấn. Hàng năm huyện đã quy hoạch 35 vùng sản xuất lúa liên kết lúa hàng hóa tập trung, mỗi vùng 50 ha. Bên cạnh đó, một số địa phương ở vùng ngoài đê người dân đã kết hợp sản xuất lúa gạo hữu cơ và phát triển rươi cáy với 70 ha, năng suất lúa đạt từ 30 đến 45 tạ/ha, rươi 2,5 đến 3 tạ/ha, cáy 3,5 đến 4 tạ/ha, đưa lại nguồn thu nhập khá lớn.
Hiện huyện Đức Thọ đang tập trung quy hoạch 230 ha vùng chuyên sản xuất lúa hữu cơ và sản phẩm rươi cáy ở các xã Yên Hồ, Bùi La Nhân, Quang Vĩnh, Liên MInh và Tùng Châu.
Sau khi đi kiểm tra thực tế tại các xã Yên Hồ, Bùi La Nhân, Quang Vĩnh, đoàn và làm việc với UBND huyện, Phó chánh văn phòng NTM Trung Ương Ngô Tất Thắng khẳng định Đức Thọ là huyện có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên, đất đai để phát triển chủ lực OCOP. Do đó, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương sẽ tập trung nguồn lực, con người để hỗ trợ Đức Thọ thực hiện mô hình chuyên sản xuất lúa gạo hữu cư và rươi cáy. Để làm được điều này, Đức Thọ cần xác định sản phẩm quan trọng nhất trong Chương trình OCOP chính là mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ trên đất rươi cáy, và phải đảm bảo được hạ tầng kỷ thuật như giao thông, hệ thống tiêu thoát nước, hệ thống xay sát và phươi sấy theo quy trình khép kin, hiện đại, chủ động nguồn phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vất hữu cơ, tập trung dồn điền đổi thửa để đưa cơ giới vào sản xuất. Đặc biệt là sản phẩm lúa gạo hữu cơ và sản phẩm rươi cáy phải tạo được điểm nhấn và trở sản phẩm mang thương hiệu riêng của Đức Thọ./..