Hội nghị triển khai xây dựng đề án "Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh” gian đoạn 2017 – 2020.

Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh vừa phối hợp với UBND huyện Nghi Xuân tổ chức Hội nghị điểm về triển khai xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh” (gọi tắt là OCOP). Chủ trì hội nghị có đồng chí Trần huy Oánh-Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh văn văn phòng xây dựng NTM tỉnh; Đồng chí Phạm Tiến Hưng-Phó Chủ tịch UBND huyện.
Hội nghị triển khai xây dựng đề án "Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh” gian đoạn 2017 – 2020.

Trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 - 2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải tập trung “Phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân”.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập và có 85% số xã đạt tiêu chí số 13 về tổ chức SX. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, “Phát triển ngành nghề nông thôn, chú trọng bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích phát triển mỗi làng một nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm cho sản phẩm làng nghề” được xác định là một trong những nội dung quan trọng.

Thực tế trong xây dựng NTM cho thấy, để đảm bảo phát triển nông thôn bền vững, vấn đề quan trọng hàng đầu là tổ chức phát triển SX, nâng cao thu nhập cho người dân. Chương trình triển khai OCOP sẽ trải qua 6 bước chính gồm: Bước 1: Đăng ký ý tưởng, sản phẩm từ cộng đồng dân cư; Bước 2: Nộp kế hoạch sản xuất kinh doanh;  Bước 3: Kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn và hoàn thiện; Bước 4: Triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh; Bước 5: Tổ chức thi sản phẩm; Bước 6: Xúc tiến thương mại, bán hàng. Khi triển khai sẽ không “dập khuôn” theo mô hình của nước ngoài mà sẽ chọn nội dung cho phù hợp với đặc thù của tỉnh. Trước mắt, triển khai thí điểm ở một số địa phương và chọn một số sản phẩm chủ lực để làm trước; trong đó tập trung vào 6 nhóm sản phẩm chính, gồm: Nhóm thực phẩm; Nhóm đồ uống; Nhóm sản phẩm vải vóc và may mặc; Nhóm lưu niệm, nội thất, trang trí; Nhóm dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh Văn phòng NTM tỉnh Trần Huy Oánh phát biểu tại cuộc họp

Các huyện được lựa chọn là những địa phương có lợi thế về phát triển các sản phẩm đặc sản, có nhiều làng nghề truyền thống, có quyết tâm và cam kết của địa phương để thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Ưu tiên triển khai tại các xã đã đạt chuẩn NTM, là những địa phương có điều kiện về cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển SX hàng hóa.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tiến hành thảo luận về viêc triển khai OCOP, đăng ký ý tưởng, sản phẩm từ mỗi  địa phương, tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình, lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của địa phương để phát triển.

Theo Hồng Quang/nghixuan.hatinh.gov.vn