“Nguyên tắc 7 không” trong sản xuất rau hữu cơ

“Nguyên tắc 7 không” trong sản xuất rau hữu cơ
Trồng rau an toàn đang là hướng sản xuất thu hút bà con nông dân tham gia, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và người trồng. Tuy nhiên, trồng rau hữu cơ phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau.

1. Không trồng trên đất và nước nhiễm hóa chất nông nghiệp

Đất trồng rau hữu cơ phải đảm bảo cáo tiêu chí về đất trồng rau của bộ nông nghiệp như kim loại nặng, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, (QCVN 03: 2008/BTNMT ; QCVN 15: 2008/BTNMT) còn phải đảm bảo không canh tác 3 năm hoặc đã 3 năm chuyển đổi sang canh tác hữu cơ.

Về làm đất: thường phải chọn vị trí đặc biệt tốt. Cách ly các nguồn hóa học tác động đến nông phẩm. Chỉ làm ở lớp đất mỏng (10 -15 cm), bón phân hữu cơ để tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động

Nước tưới rau phải đảm bảo yêu cầu nước dùng trong nông nghiệp (QCVN 39: 20011/BTNMT)

2. Không thuốc diệt cỏ

Trong canh tác hữu cơ không cho phép sử dụng các hóa chất để diệt cỏ nên việc hạn chế cỏ dại được làm bằng biện pháp như ủ phân hữu cơ ở nhiệt độ cao để diệt hạt cỏ dại; nhổ cỏ bằng tay, các biện pháp cạnh tranh sinh học…..

3. Không sử dụng thuốc trừ sâu, dùng các biện pháp tự nhiên để khống chế sâu bệnh

Chọn mùa vụ và thời điểm trồng rau thuận lợi cho cây phát triển

Rào chắn côn trùng bằng lưới chắn côn trùng

Trồng các loại cây xua đuổi côn trùng: họ cúc, xả, bồ ngót nhật

Dùng các chế phẩm sinh học xua đuổi côn trùng

Tạo điều kiện sinh thái để hấp dẫn các thiên địch tự nhiên: chim sẻ, chim sâu, bọ rùa, bọ ngựa…

4. Không sử dụng phân bón hóa học

Chỉ dùng phân hữu cơ vi sinh, là phân được ủ bằng men vi sinh vật với các nguyên liệu tự nhiên như phế liệu nông nghiệp: rơm, cây sau khi đã thu hoạch trái (ngô, đậu….) mùn cưa, vỏ quả cà phê, bã mía, phân gia súc…

Thời gian ủ từ 30 ngày đảm bảo các nguyên liệu phân hủy thành các chất mùn dinh dưỡng mà cây có thể hấp thụ được. Trong thời gian ủ phân hữu cơ, vi sinh vật hoạt động làm nhiệt độ đống ủ tăng lên đến 60 -75 độ C và kéo dài trong 2 tuần.

Nhiệt độ này giúp tiêu diệt các mầm bệnh như vi khuẩn và ký sinh trùng, hạt cỏ dại đồng thời cũng góp phần phân hủy các nguyên liệu thành chất mùn được nhanh hơn. Sản phẩm cuối cùng là một loại phân bón tuyệt vời tơi, xốp, không có mùi, rất tốt cho cây trồng.

5. Không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng

Trong canh tác thông thường, các loại hóa chất kích thích ra rễ, ra bông, đậu trái thường được sử dụng giúp tăng năng suất.

Tuy nhiên trong canh tác hữu cơ các hóa chất này không được dùng nên vấn đề quan trọng nhất để đảm bảo năng xuất là tăng cường độ mầu mỡ cho đất, thiết lập hệ vi sinh vật khỏe mạnh cho đất, thực hiện tốt phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại, sử dụng giống khỏe mạnh, trồng theo mua vụ.

6. Không sử dụng giống biến đổi gen

Nông nghiệp hữu cơ theo nguyên tắc tôn trọng tự nhiên nên không sử dụng các giống biến đổi gen do con người tạo ra. Các giống được sử dụng thường là các giống thuần chủng địa phương có sức đề kháng tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu, địa lý của địa phương đó.
 
  • Một số dấu hiệu nhận biết rau hữu cơ
  • - Màu xanh trung thực: Rau hữu cơ có màu xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau, nó không xanh đậm như các loại rau có bón phân bón hóa học. Màu xanh đậm chỉ thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và sức khỏe người sử dụng (dư lượng nitrat).
  • - Lá dày, cân đối các bộ phận: Lá rau hữu cơ luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối. Dùng tay sờ vào có thể cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy giữa các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập.
  • - Thân giòn: Rau hữu cơ thường rất giòn (hoặc rất ít xơ), nó không yểu xìu giống như loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng. Thân rau rắn chắc nhưng không bóng mượt.
  • - Tươi lâu, dễ bảo quản: Rau, củ, quả hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng vài ngày mà không sợ hỏng, không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh. Khi cây rau bị héo thì phun nước vào là có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Không giống như “rau hóa học” dính nước vào là cây rau sẽ hỏng.
  • - Hương vị tự nhiên: Khi ăn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng, rau hữu cơ có mùi đậm đà, tự nhiên hơn do khả năng tích lũy dinh dưỡng trong một thời gian đủ dài. Đẳng cấp rau hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên mà không cần đến gia vị, ăn sống hoặc xào sơ với dầu cũng rất ngon, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon.