Sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.
- Thứ hai - 03/07/2017 21:29
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ mang tính chất SX tự nhiên, truyền thống, không tác động hóa chất quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng
Để SX nông sản sạch thì phân hữu cơ đóng vai trò quan trọng giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất và bền vững cho cây trồng để nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh. Đồng thời giảm phân, thuốc hóa học. Bón phân hữu cơ sẽ giúp gia tăng chất hữu cơ cho đất. Vì, chất hữu cơ trong đất được coi là một tiêu chí để đánh giá độ phì nhiêu của đất.
Một nghiên cứu khác cho thấy, việc canh tác bất hợp lý dẫn đến chất lượng hữu cơ ngày càng suy giảm, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Dù bón phân hóa học, cây trồng vẫn lấy đi khoảng 50 - 80% đạm từ đất.
Do đó, cần phải tăng cường khả năng cung cấp đạm từ đất bằng các biện pháp: Luân canh lúa với cây trồng cạn, bón phân hữu cơ cho đất, cần có thời gian để khô đất giữa 2 vụ lúa (phơi ải đất từ 2 - 4 tuần)… Giải pháp kỹ thuật cũng đã được các nhà khoa học đề xuất, đó là bón phân hữu cơ hoặc phân rơm rạ đã được ủ cho hoai.
TS. Vũ Tiến Khang (Viện Lúa ĐBSCL) phân tích: “Đất nào có hàm lượng chất hữu cơ cao (mùn cao) hơn thì đất đó sẽ được đánh giá tốt hơn. Từ đó, cho thấy vai trò của phân hữu cơ rất quan trọng, nhất là trong canh tác lúa hiện nay”.
Còn TS. Lê Hoàng Kiệt, GĐ Cty TNHH MTV phân hữu cơ Ân Thịnh Điền cho biết, bã bùn mía là nguồn chất thải hữu cơ khá nhiều ở các vùng mía nguyên liệu các nhà máy đường. Việc tái sử dụng nguồn chất thải này sẽ giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời trả lại nguồn dinh dưỡng hữu cơ đất. Quy trình xử lý bã mía thành phân hữu cơ đã được nhiều viện, trường nghiên cứu và SX thành công. Để rút ngắn thời gian ủ phân hữu cơ, Cty đã đầu tư theo dây chuyền công nghệ hiện đại của Anh.
Là doanh nghiệp tiên phong ứng dụng hữu cơ sinh học, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty CP Tập đoàn Lộc Trời nhận định: “Chiến lược nuôi dưỡng và bảo vệ cây trồng, môi trường bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực trong việc nâng cao giá trị nông sản, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam an toàn, chất lượng nội địa và quốc tế.
Cty sẽ tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ, tiếp cận KHKT tiên tiến cho đội ngũ nhân lực và nông dân; áp dụng rộng rãi sản phẩm dinh dưỡng hữu cơ; tăng cường việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế; phát huy hiệu quả từ chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”.
Một nghiên cứu khác cho thấy, việc canh tác bất hợp lý dẫn đến chất lượng hữu cơ ngày càng suy giảm, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Dù bón phân hóa học, cây trồng vẫn lấy đi khoảng 50 - 80% đạm từ đất.
Do đó, cần phải tăng cường khả năng cung cấp đạm từ đất bằng các biện pháp: Luân canh lúa với cây trồng cạn, bón phân hữu cơ cho đất, cần có thời gian để khô đất giữa 2 vụ lúa (phơi ải đất từ 2 - 4 tuần)… Giải pháp kỹ thuật cũng đã được các nhà khoa học đề xuất, đó là bón phân hữu cơ hoặc phân rơm rạ đã được ủ cho hoai.
TS. Vũ Tiến Khang (Viện Lúa ĐBSCL) phân tích: “Đất nào có hàm lượng chất hữu cơ cao (mùn cao) hơn thì đất đó sẽ được đánh giá tốt hơn. Từ đó, cho thấy vai trò của phân hữu cơ rất quan trọng, nhất là trong canh tác lúa hiện nay”.
Còn TS. Lê Hoàng Kiệt, GĐ Cty TNHH MTV phân hữu cơ Ân Thịnh Điền cho biết, bã bùn mía là nguồn chất thải hữu cơ khá nhiều ở các vùng mía nguyên liệu các nhà máy đường. Việc tái sử dụng nguồn chất thải này sẽ giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời trả lại nguồn dinh dưỡng hữu cơ đất. Quy trình xử lý bã mía thành phân hữu cơ đã được nhiều viện, trường nghiên cứu và SX thành công. Để rút ngắn thời gian ủ phân hữu cơ, Cty đã đầu tư theo dây chuyền công nghệ hiện đại của Anh.
Là doanh nghiệp tiên phong ứng dụng hữu cơ sinh học, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty CP Tập đoàn Lộc Trời nhận định: “Chiến lược nuôi dưỡng và bảo vệ cây trồng, môi trường bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực trong việc nâng cao giá trị nông sản, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam an toàn, chất lượng nội địa và quốc tế.
Cty sẽ tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ, tiếp cận KHKT tiên tiến cho đội ngũ nhân lực và nông dân; áp dụng rộng rãi sản phẩm dinh dưỡng hữu cơ; tăng cường việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế; phát huy hiệu quả từ chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”.
Theo Gia Bảo/nongnghiep.vn