Thắt chặt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm OCOP
- Thứ ba - 18/02/2020 18:55
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sản phẩm trà hoa vàng được Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ) đầu tư công nghệ sấy lạnh để bảo quản tốt hơn.
Năm 2016 là năm đầu Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh tổ chức cuộc thi đánh giá xếp hạng các sản phẩm OCOP. Tổng số sản phẩm được cấp sao cả 2 đợt của năm 2016 là 39 sản phẩm. Qua cuộc thi đã giúp cho sản phẩm OCOP ngày càng được chuẩn hóa. Sau hơn 3 năm, hầu hết các sản phẩm được cấp sao của năm 2016 đều đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, có logo thương hiệu riêng, có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và mã vạch hoặc tem điện tử để truy suất nguồn gốc.
Đáng chú ý, nhiều đơn vị sản xuất đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc, hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cấp bao bì, tem nhãn sản phẩm với hình thức đẹp và chuyên nghiệp hơn. Tiêu biểu như: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thủy sản Quảng Ninh thuê đơn vị tư vấn chuyên nghiệp thiết kế lại bao bì, tem nhãn, bộ nhận diện mới, hiện đại cho sản phẩm ruốc hàu, ruốc cơ trai; Công ty CP Sữa An Sinh đầu tư trên 2 tỷ đồng để xây dựng thêm nhà xưởng; Cơ sở sản xuất rượu mơ Quang Vinh đầu tư trên 2 tỷ đồng xây hầm ủ rượu thành phẩm đạt tiêu chuẩn; Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh đầu tư công nghệ sấy lạnh cho các sản phẩm trà hoa vàng...
8 sản phẩm rau củ của HTX Nông nghiệp Hương Việt (TP Uông Bí) bị đưa ra khỏi Chương trình OCOP.
Tuy nhiên, bên cạnh sự quan tâm, đầu tư phát triển, nâng chất lượng cho sản phẩm của các đơn vị trên thì cũng có không ít doanh nghiệp không chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất, không nâng cấp bao bì, tem nhãn và có sản phẩm đã bị dừng sản xuất như: Chanh đào mật ong Le’Honey của HTX Dược liệu xanh Đông Triều; rau mầm của Công ty CP Đầu tư Song Hành Quảng Ninh; trà vối Bình Liêu của HTX Phát triển Đình Trung; măng mai khô của HTX Kinh doanh dịch vụ lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ...
Một số cơ sở do quản lý sản xuất kém, sản phẩm tiêu thụ chậm, nhà xưởng máy móc thiết bị không duy tu bảo dưỡng nên ngày càng xuống cấp, không cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại như: Rượu ba kích, rượu gạo Đông Triều, nước uống đóng chai Quang Hanh.
Do chạy theo số lượng, nên những năm đầu phát triển Chương trình OCOP, tại các địa phương, việc đăng ký sản phẩm OCOP còn chưa thực sự được siết chặt, thậm chí đưa những sản phẩm không mang tính đặc thù của địa phương theo tiêu chí chương trình đặt ra như: Su hào, khoai tây, cà chua (Uông Bí); lá vối (Bình Liêu); nấm hương, nấm sò, tai chua (Hoành Bồ); bột nghệ, bột tam thất, rau củ các loại (Ba Chẽ)...
Sản phẩm chanh đào mật ong Le'Honey của HTX Dược liệu xanh Đông Triều hiện đã bị thu hồi giấy chứng nhận đạt sao do cơ sở dừng sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Đức, Phó trưởng Ban Xây dựng NTM tỉnh, cho biết: Đa số các sản phẩm đề nghị đưa ra khỏi Chương trình OCOP đều tham gia từ những năm đầu, nên không có sự thẩm định, không có quyết định chấp thuận của tỉnh, nhiều sản phẩm không đảm bảo điều kiện hoàn thiện để phát triển. Các sản phẩm đạt sao nhưng dừng sản xuất hoặc đang nâng cấp nhà xưởng cũng bị thu hồi để đảm bảo tính công bằng cho sản phẩm khác. Quan điểm của chương trình là các sản phẩm đã tham gia sân chơi này phải ngày càng nâng cao về chất lượng, hoàn thiện về mẫu mã, chuẩn hóa về bao bì, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong, ngoài tỉnh và tiến gần hơn với thị trường quốc tế.
Việc thu hồi chứng nhận đạt sao và loại các sản phẩm không đạt chuẩn ra khỏi Chương trình OCOP chính là việc làm cần thiết để giữ vững thương hiệu, cũng như tạo sức hút cho những đơn vị thực sự có tâm huyết với chương trình. Hơn nữa, muốn lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng, vị thế của sản phẩm trên thị trường đa dạng như hiện nay cũng không phải đơn giản. Do đó, để tránh rơi vào những trường hợp trên, các địa phương cần bám sát các quy trình trong Chương trình OCOP để hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với các sản phẩm mới; áp dụng các cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm; tổ chức kiểm tra, rà soát để kịp thời báo cáo tỉnh có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các sản phẩm có khả năng phát triển nhưng đang gặp khó...
Năm 2016 là năm đầu Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh tổ chức cuộc thi đánh giá xếp hạng các sản phẩm OCOP. Tổng số sản phẩm được cấp sao cả 2 đợt của năm 2016 là 39 sản phẩm. Qua cuộc thi đã giúp cho sản phẩm OCOP ngày càng được chuẩn hóa. Sau hơn 3 năm, hầu hết các sản phẩm được cấp sao của năm 2016 đều đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, có logo thương hiệu riêng, có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và mã vạch hoặc tem điện tử để truy suất nguồn gốc.
Đáng chú ý, nhiều đơn vị sản xuất đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc, hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cấp bao bì, tem nhãn sản phẩm với hình thức đẹp và chuyên nghiệp hơn. Tiêu biểu như: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thủy sản Quảng Ninh thuê đơn vị tư vấn chuyên nghiệp thiết kế lại bao bì, tem nhãn, bộ nhận diện mới, hiện đại cho sản phẩm ruốc hàu, ruốc cơ trai; Công ty CP Sữa An Sinh đầu tư trên 2 tỷ đồng để xây dựng thêm nhà xưởng; Cơ sở sản xuất rượu mơ Quang Vinh đầu tư trên 2 tỷ đồng xây hầm ủ rượu thành phẩm đạt tiêu chuẩn; Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh đầu tư công nghệ sấy lạnh cho các sản phẩm trà hoa vàng...
8 sản phẩm rau củ của HTX Nông nghiệp Hương Việt (TP Uông Bí) bị đưa ra khỏi Chương trình OCOP.
Tuy nhiên, bên cạnh sự quan tâm, đầu tư phát triển, nâng chất lượng cho sản phẩm của các đơn vị trên thì cũng có không ít doanh nghiệp không chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất, không nâng cấp bao bì, tem nhãn và có sản phẩm đã bị dừng sản xuất như: Chanh đào mật ong Le’Honey của HTX Dược liệu xanh Đông Triều; rau mầm của Công ty CP Đầu tư Song Hành Quảng Ninh; trà vối Bình Liêu của HTX Phát triển Đình Trung; măng mai khô của HTX Kinh doanh dịch vụ lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ...
Một số cơ sở do quản lý sản xuất kém, sản phẩm tiêu thụ chậm, nhà xưởng máy móc thiết bị không duy tu bảo dưỡng nên ngày càng xuống cấp, không cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại như: Rượu ba kích, rượu gạo Đông Triều, nước uống đóng chai Quang Hanh.
Do chạy theo số lượng, nên những năm đầu phát triển Chương trình OCOP, tại các địa phương, việc đăng ký sản phẩm OCOP còn chưa thực sự được siết chặt, thậm chí đưa những sản phẩm không mang tính đặc thù của địa phương theo tiêu chí chương trình đặt ra như: Su hào, khoai tây, cà chua (Uông Bí); lá vối (Bình Liêu); nấm hương, nấm sò, tai chua (Hoành Bồ); bột nghệ, bột tam thất, rau củ các loại (Ba Chẽ)...
Sản phẩm chanh đào mật ong Le'Honey của HTX Dược liệu xanh Đông Triều hiện đã bị thu hồi giấy chứng nhận đạt sao do cơ sở dừng sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Đức, Phó trưởng Ban Xây dựng NTM tỉnh, cho biết: Đa số các sản phẩm đề nghị đưa ra khỏi Chương trình OCOP đều tham gia từ những năm đầu, nên không có sự thẩm định, không có quyết định chấp thuận của tỉnh, nhiều sản phẩm không đảm bảo điều kiện hoàn thiện để phát triển. Các sản phẩm đạt sao nhưng dừng sản xuất hoặc đang nâng cấp nhà xưởng cũng bị thu hồi để đảm bảo tính công bằng cho sản phẩm khác. Quan điểm của chương trình là các sản phẩm đã tham gia sân chơi này phải ngày càng nâng cao về chất lượng, hoàn thiện về mẫu mã, chuẩn hóa về bao bì, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong, ngoài tỉnh và tiến gần hơn với thị trường quốc tế.
Việc thu hồi chứng nhận đạt sao và loại các sản phẩm không đạt chuẩn ra khỏi Chương trình OCOP chính là việc làm cần thiết để giữ vững thương hiệu, cũng như tạo sức hút cho những đơn vị thực sự có tâm huyết với chương trình. Hơn nữa, muốn lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng, vị thế của sản phẩm trên thị trường đa dạng như hiện nay cũng không phải đơn giản. Do đó, để tránh rơi vào những trường hợp trên, các địa phương cần bám sát các quy trình trong Chương trình OCOP để hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với các sản phẩm mới; áp dụng các cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm; tổ chức kiểm tra, rà soát để kịp thời báo cáo tỉnh có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các sản phẩm có khả năng phát triển nhưng đang gặp khó...
Theo Hoàng Nga/Quangninh.gov.vn