1. Diện tích và năng suất khoai lang
Vùng trồng khoai lang quan trọng nhất là vùng đất cát ven biển thuộc các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.
Có khoảng 20 giống khoai lang chủ yếu được trồng, trong đó một số giống có năng suất khá cao là: K51, K4 (V15-70), K3, K2, KB1, KL5, Hoàng Long, Hồng Quảng, VX-37, TV1, Chiêm dâu, Nhật 3, Cực nhanh, 143, HL4, KL1, TV1, H1.2… năng suất từ 10 - 30 tấn/ha.
Riêng giống khoai lang K51 năng suất có thể đạt tới 25 - 30 tấn trên ha. Hầu hết các giống đều phù hợp với thời vụ thu đông, đông chính vụ hay đông xuân.
2. Thời vụ
Ở nước ta, thời vụ chính trồng khoai lang bắt đầu ngay sau khi thu hoạch vụ lúa hè thu hay vụ mùa, vào khoảng tháng 9 và tháng 10, đôi khi có thể trồng muộn vào đầu tháng 11 đối với những giống ngắn ngày như K51 (TGST 75 - 80 ngày).
Ngoài ra, cây khoai lang còn được trồng vụ xuân (trung du, miền núi phía Bắc), vụ hè thu và vụ thu ở các vùng đất ven sông hay ở dưới vườn cây ăn quả, sườn dốc hay đất mới khai hoang vừa làm cây lấy rau cho chăn nuôi vừa làm cây phủ đất chống xói mòn và giữ độ ẩm cho cây lâu năm.
Trên vùng đất trồng màu, sau khi thu hoạch cây trồng trước, cần cày vùi toàn bộ cỏ dại và thân lá cây vụ trước. Nếu có quả nhiều cỏ dại và phế phụ phẩm của cây trồng trước, có thể gom lại và ủ để làm phân cho cây khoai.
Với đất dốc, nên cày bừa theo đường đồng mức để hạn chế rửa trôi, xói mòn. Không nên bừa đất quá kỹ, vì nếu làm đất quá nhỏ, lượng dinh dưỡng và đất mất do rửa trôi xói mòn tăng, độ xốp giảm, hạn chế đến sinh trưởng và phát triển của củ.
Với đất ruộng, phải tranh thủ cày bừa ngay sau khi thu hoạch vụ trước. Khoai lang được trồng theo luống với các kích cỡ khác nhau phụ thuộc vào từng loại đất.
- Đất cát:
+ Luống rộng từ 1,2 đến 1,5m, cao từ 0,45 đến 0,5m.
+ Dây khoai trồng cắt đoạn 1 và 2 với độ dài 30 - 35cm, không có rễ trên cây.
+ Lấp dây trồng dày hơn 10cm.
- Đất thịt nhẹ:
+ Luống rộng 1,2 - 1,3m, cao 0,1 - 0,45m.
+ Dây khoai trồng cắt đoạn 1 và 2 với độ dài 25 - 30cm, không có rễ trên cây.
+ Lấp dây trồng từ 7 - 10cm.
3. Bón phân NPK-S Lâm Thao
Loại phân | Bón lót | Bón thúc 1 | Bón thúc 2 |
Tính cho 1ha (kg) | |||
Phân chuồng | 8.000-10.000 |
|
|
NPK-S 5.10.3-8 | 200-300 |
|
|
NPK-S 12.5.10-14 |
| 350-400 | 350-400 |
Tính cho 1 sào Bắc bộ (kg) | |||
Phân chuồng | 300-400 |
|
|
NPK-S 5.10.3-8 | 10-12 |
|
|
NPK-S 12.5.10-14 |
| 13-15 | 13-15 |
Kỹ thuật bón phân:
Phân lót: Toàn bộ phân chuồng bón lót khi lên luống bước 1 và phân NPK-S 5.10.3-8 bón lót khi lên luống bước 2.
Bón thúc 1: Thời gian từ 15 - 30 ngày sau khi trồng bón vào hai bên luống, cách gốc 15- 20 cm, có điều kiện thì xẻ rãnh 2 bên hoặc cày xả để 1 - 2 giờ rồi bón phân kết hợp với xới sâu, rồi vun nhẹ để lấp phân.
Bón thúc 2: Thời gian từ 45 - 60 ngày sau trồng. Vắt dây cẩn thận hai bên luống, sau đó bón phân, rồi xới nông, đảo phân và vun cao lấp kín gốc (chú ý không bón phân vào gốc và vào thân lá).