Một là lúa trỗ sớm vào giữa và cuối tháng tư dễ gặp gió mùa đông bắc, hai là sâu bệnh phát sinh và gây hại nhiều.
Thời tiết ảnh hưởng cây lúa như thế nào?
Để khắc phục tình trạng trên, ngoài thực hiện các biện pháp như hạn chế cấy giống lúa dài ngày nhằm giảm diện tích trà xuân sớm; chủ yếu gieo cấy trà xuân chính vụ và xuân muộn bằng các giống lúa ngắn ngày; sử dụng giống kháng bệnh, gieo cấy đúng lịch thời vụ; cấy mạ non; bón lót đủ, bón thúc sớm…
Cây lúa chất lượng cao rất cần 3 chất dinh dưỡng gồm lân, magie, silic để tạo hương vị, màu sắc và bảo quản
Ngoài các biện pháp trên thì việc lựa chọn loại phân thích hợp và bón đúng kỹ thuật cũng là một biện pháp quan trọng. Vì có một loại phân sẽ giúp cho cây lúa phát triển cân đối khỏe mạnh tăng khả năng kháng sâu bệnh, trẻ lâu kéo dài thời gian sinh trưởng để tránh lúa trỗ sớm, hạn chế những tác hại do những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Loại phân đó là phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng cho lúa: Bón lót NPK: 6-11-2 hoặc NPK: 5-10-3; bón thúc NPK: 16-5-17. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển khác một số loại phân NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng.
Ví dụ như phân bón thúc cho lúa NPK Văn Điển: 16-5-17, thành phẩm dinh dưỡng gồm có: N: 10%, P205: 5%, K20: 17%, S: 1%, Mg0: 5%, Ca0: 8%, Si02: 7% và các chất vi lượng: Zn, B, Cu, C0, Mn… có thành phần dinh dưỡng cao trên 60%.
Các chất dinh dưỡng trên với tỉ lệ cân đối, hợp lý đáp ứng với yêu cầu trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây. Ba loại phân trên có đủ 16 chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng ngoài vai trò của đạm lân, kali các chất trung và vi lượng cũng rất cần thiết như đánh giá của các nhà khoa học.
Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng với cây lúa
Lân (P2O5), thúc đẩy phát triển bộ rễ, cây mọc cân đối vững chắc khỏe mạnh tăng khả năng chống đổ, chống rét, chống nóng, hạn chế bệnh nghẹt rễ.
Phân bón Văn Điển, NPK Văn Điển cung cấp đồng thời đẩy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây lúa
Canxi (CaO): Khử chua và trung hòa các chất độc hại, giúp cân bằng và tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.
Silic (SiO2) có tác dụng tăng cường sự sinh trưởng, tăng khả năng chống chịu với những điều kiện thời tiết và sâu bệnh, cải thiện năng suất cây trồng và chất lượng nông sản, silic giúp cho bệnh mạch vành tế bào dầy và cứng cáp hơn.
Rễ sau khi hấp thụ silic sẽ được vận chuyển và tích tụ ở mạch gỗ, giúp ngăn cản sự đổ ngã silic cũng được tích tụ dọc theo trục rễ và tích tụ nhiều ở thành trong của biểu bì và hoạt động như một cơ chế rào cản rất có hiệu quả chống lại sự xâm nhiễm vào trụ giữa của cây do tác nhân bệnh và thực vật ký sinh.
Silic tăng cường sức đề kháng cho cẫy chống các loại côn trùng và sinh vật gây hại như sâu ăp tạp, rầy, bọ chít hút, nấm và vi khuẩn. Silic là một nguyên tố linh động, có khả năng thay đổi cấu trúc khi gặp điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nhờ khả năng này nó có thể kiểm soát và điều hòa nhiệt độ và các thay đổi bất thường khác bởi sự thay đổi cấu trúc của nó ở thành tế bào. Silic có thể kiểm soát bệnh hại lúa hiệu quả như thuốc trừ nấm phô thông.
Các chất vi lượng như Zn, B, Cu, Co, Mn… tuy cây cần số lượng ít nhưng rất cần thiết cho sinh trưởng phát triển của cây. Nếu thiếu sẽ hạn chế rất nhiều về năng suất và chất lượng sản phẩm.
Về hiệu quả của phân Văn Điển, ông Nguyễn Duy Hồng - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết: Để hạn chế tác hại của thời tiết và sâu bệnh nên áp dụng phương pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI) và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), mà nguyên tắc đầu tiên trong hai phương pháp trên là trồng cây khỏe, cây lúa khỏe mạnh hơn sẽ tăng sức đề kháng.
Cũng theo ông Hồng, muốn cây khỏe phải bón phân đúng kỹ thuật và đủ các chất dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối, hợp lý, đưa phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng cho lúa vào sản xuất giúp nông dân thay đổi tập quán là thường bón đạm muộn, bón lai rai làm cây lúa mềm yếu. Các chất trung, vi lượng ngoài có lợi cho cây trồng về sinh trưởng phát triển còn giúp cho cây lúa trẻ lâu, tăng cường sức chống chịu với sâu bệnh.
Trong khi đó, theo đánh giá của các nhà khoa học đã được chứng minh và công bố, phân lân Văn Điển có tính kiềm (pH: 8 - 8,5). Loại phân này không độc hại, không tan trong nước mà tan hết trong dịch chua của rễ cây, nên khi bón vào đất không bị rửa trôi, cung cấp lân và các chất dinh dưỡng trung vi lượng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ.
Khi bón vào đất, phân lân nung chảy Văn Điển là sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng tốt cho hầu hết các loại cây trồng. Phân lân Văn Điển là loại phân “nhả chậm” rất thích hợp để chăm sóc cây trồng, đặc biệt là cho cây lúa bởi cây lúa liên tục cần dinh dưỡng khác nhau ở từng giai đoạn phát triển.
+ Cách bón phân NPK Văn Điển: Bón lót NPK: 5-10-3 hoặc NPK: 6-11-2. Bón 1 sào 20 - 25kg. Bón trước khi bừa cấy hoặc bón xong cào qua một lượt để vùi sâu phân hạn chế bị rửa trôi. Bón thúc NPK: 16-5-17, 1 sào 10 - 15kg, bón sau cấy 10 - 15 ngày (khi lúa bén rễ hồi xanh, ra lá mới và bắt đầu đẻ nhánh). Bón xong cào cỏ ngay để vùi phân vào đất. + Riêng cây lúa chất lượng cao rất cần 3 chất dinh dưỡng: Lân (P2O5), Magie (MgO), silic (Si02), Magie tạo hương vị chất béo ngậy, hạt gạo bóng, sáng, đẹp, tăng độ pH trong hạt gạo giúp bảo quản được lâu. |