Kỹ thuật chăn nuôi heo đực giống (phần 4)

Kỹ thuật chăn nuôi heo đực giống (phần 4)

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HEO ĐỰC GIỐNG

1. Huấn luyện heo đực giống

1.1 Tuổi huấn luyện

- Heo ngoại phải 8-10 tháng tuổi và đạt trọng lượng 80-100 kg

- Heo đực nội phải 5-6 tháng tuổi và đạt trọng lượng 40-50 kg

- Heo đực lai phải 7-8 tháng tuổi và đạt trọng lượng 60-70 kg

 

 

1.2. Điều kiện huấn luyện

Tạo giá nhảyVật liệu làm giá có thể bằng sắt, gỗ hoặc xi măng. Yêu cầu giá nhảy phải chắc chắn, 2 bên giá nhảy ta làm 2 cái chồi để cho heo gác chân.

- Nơi huấn luyện: có thể huấn luyện đực giống tại phòng huấn luyện riêng hoặc huấn luyện tại chuồng. Tuy nhiên cần phải đảm bảo an toàn cho đực giống và người huấn luyện.

- Người huấn luyện: Phải có tính kiên nhẫn, chịu đựng

- Dụng cụ huấn luyện: tinh nguyên, bao bố, găng tay

1.3 Phương pháp huấn luyện

- Cho đực làm quen với nơi huấn luyện và giá nhảy

- Cho heo tập sự xem một lơn khác nhảy giá, sau đó ch heo tập sự tiếp xúc với giá nhảy. chỉ một vài lần như vậy heo đực tập sự sẽ biết nhảy giá.

- Tạo phản xạ và kích thích tính hăng cho heo bằng những kích thích như tiếng động, xoa bóp. Nếu thuận tiện và cần thiết thì có thể dung một heo cái để làm mồi để kích thích heo đực.

- Khi heo đực đã có phản ứng ham muốn đưa con cái lên trên giá nhảy hoặc nhốt phía dưới giá và tiếp tục làm những động tác hay tạo những âm thanh kích thích tính ham muốn nhảy lên giá của con đực. Sau khi heo đực đã nhảy giá và chúng ta lấy được tinh dựa vào heo cái mồi thì những lần sau cố gắng hạn chế dùng heo cái mồi

- Giá nhảy có thể tẩm những chất kích thích tính dục của con đực như: nước tiểu, chất tiết của heo cái động dục hay tinh dịch của con heo đực khác hoặc các chất kích thích tổng hợp.

- Khi heo đực đã đi quanh giá nhảy, người huấn luyện hãy làm những động tác hay tạo những âm thanh kích thích tính ham muốn nhảy lên giá của con đực

- Thời gian huấn luyện hàng ngày khoảng 15 phút vào buổi sáng, nếu thời tiết mát và heo có sức khoẻ tốt thì buổi chiều huấn luyện tiếp 15 phút

- Không cho heo ăn no trước khi huấn luyện.

- Tuỳ từng cá thể, thời gian huấn luyện nhanh chậm khác nhau. Thông thường sau 2 - 4 tuần heo sẽ thành thạo.

2. Khai thác tinh đực giống

2.1. Chuẩn bị dụng cụ

Dụng cụ lấy tinh gồm có: cốc đựng tinh, vải lọc, găng tay

2.2. Trình tự thao tác lấy tinh

- Đưa heo đực giống vào nơi lấy tinh

- Đeo găng tay cao su mềm vô trùng

- Khi đực giống nhảy và ôm giá nhảy, người lấy tinh nhẹ nhàng nắm lấy bao dương vật và mát xa để dương vật thò ra

- Khi dương vật thò ra, nắm lấy đầu xoắn dương vật kéo lệch ra khỏi giá nhảy.

- Kích thích heo đực xuất tinh

- Hứng lấy toàn bộ tinh dịch (Bỏ chất phân tiết ban đàu và keo phèn)

- Đậy cốc hứng tinh, ghi số hiệu đực giống

- Rửa sạch giá nhảy, phòng lấy tinh và các dụng cụ khác

- Vệ sinh cá nhân và thay quần áo

3. Kiểm tra, pha chế và bảo quản tinh đực giống

3.1. Kiểm tra tinh dịch

Những chỉ tiêu đánh giá hàng ngày:

3.1.1. Lượng xuất tinh

Sau khi lấy tinh, lọc bỏ ngay chất keo phèn (dùng 4-6 lớp vải màn sạch đã vô trùng). Tinh dịch đã lọc hứng vào lọ có khắc độ. Khi kiểm tra cần đặt ngang tầm mắt, đọc kết quả ở đáy mặt cong của tinh dịch.

3.1.2. Màu sắc tinh dịch:

Bình thường heo ngoại cho tinh màu trắng sữa đặc. Nếu tinh có màu khác như đỏ (lẫn máu), vàng (lẫn nước tiểu), xanh (lẫn mủ) là tinh dịch không đạt yêu cầu và không sử dụng.

3.1.3. Mùi của tinh dịch:

Tinh dịch bình thường có mùi hơi tanh đặc biệt của giống heo, nếu tinh dịch có mùi khai, thối khắm là tinh dịch đã bị lẫn các chất bẩn ( nước tiểu, mủ , phân...) và không được sử dụng.

3.1.4. Hoạt lực của tinh trùng (A)

Hoạt lực tinh trùng (sức hoạt động của tinh trùng)là tỷ lệ phần trăm số tinh trùng có hoạt động tiến thẳng trong vi trường. Hoạt lực là một chỉ tiêu quan trọng, nhận biết được trong sự đánh giá chủ quan và kinh nghiệm của người kỹ thuật. Nhưng quan trọng nhất là kỹ thuật viên xác định được tinh dịch đó có đủ tiêu chuẩn để sử dụng hay không.

Cách kiểm tra:

Bước 1: lấy 1 phiến kính rửa sạch sấy khô

Bước 2: lấy một giọt tinh nguyên, nhỏ lên phiến kính sạch, sau đó đậy lên la men, đưa lên kính hiển vi và quan sát ở độ phóng đại (100 - 200).

Bước 3: Xác định tỉ lệ tinh trùng tiến thẳng và cho điểm thang điểm sau:

 

Điểm

 

1.0

 

0,9

 

0.8

 

0.7

 

0.6

 

0.5

 

0.4

 

0.3

 

0.2

 

0.1

 

% tinh trùng tiến thẳng

 

96 -

100

 

86 -

95

 

76-

85

 

66 –

75

 

56 –

65

 

46 –

55

 

36 –

45

 

26 –

35

 

16 –

25

 

6 –

15

Chú ý:

- Cần kiểm tra tinh ngay sau khi lấy.

- Phiến kính và lam kính có nhiệt độ 37-39 0C bảo đảm cho tinh trùng hoạt động bình thường. Muốn vậy, có thể sưởi ấm lam kính và phiến kính bằng dụng cụ thích hợp hoặc hơ nóng trên đèn cồn.

NHỮNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ:

3.1.5. Nồng độ tinh trùng (ký hiệu C)

Nồng   độ tinh trùng là số lượng tinh trùng trong 1ml tinh dịch. Có những phương pháp khác nhau để đánh giá nồng độ tinh trùng.

a. Phương pháp dùng máy so màu (spectrophotometer và SpermaQue - cách dùng tùy theo hãng cung cấp thiết bị )

b. Phương pháp dùng buồng đếm hồng - bạch cầu

Bước 1: đưa buồng đếm đã đậy lamen lên kính hiển vi quan sát ở độ phóng đại 100 lần để tìm thấy buồng đếm.

Bước 2: dùng ống pha loãng bạch cầu hút tinh nguyên đến vạch 0,5; sau đó hút tiếp dung dịch Nacl 3% đến vạch 11. Như vậy, hỗn hợp trong bầu thuỷ tinh được pha loãng 20 lần.

Bước 3: dùng 2 ngón tay (ngón cái và ngón trỏ ) bịt 2 đầu ống hút. Lắc nhẹ để trộn đều tinh dịch với dung dịch NaCl trong bầu ống hút.

Bước 4: bỏ 3 - 4 giọt đầu tiên, đưa ống hút lên buồng đếm, rồi để tinh dịch chảy từ từ tràn vào 2 bên buồng đếm theo rãnh buồng đếm đã chuẩn bị sẵn.

Bước 5: đếm tinh trùng nằm trong khu vực dùng đếm hồng cầu. Đếm 4 ô nhỡ ở góc và 1 ô nhỡ ở giữa (mỗi ô nhỡ có 16 ô con, mỗi ô con có diện tích 1/400 mm2 và chiều sâu của 1 buồng đếm 0,1 mm.

Nguyên tắc đếm:

- Trong mỗi ô, chỉ đếm đầu tinh trùng nằm trên 2 cạnh, còn những tinh trùng nằm trên 2 cạnh kia nhường cho ô khác (đối với các tinh trùng nằm trên cạnh).

- Đếm cả 2 bên buồng đếm rồi lấy số trung bình, nếu kết quả ở 2 bên chênh nhau đến 30 % thì phải làm lại.

- Nếu tinh trùng tụ thành từng đám, không đếm được ở trong buồng đếm thì cũng phải làm lại.

Bước 6: xác định nồng độ tinh trùng

Công thức tính: C = n. V. 50000

Trong đó:

- C là nồng độ tinh trùng trong 1ml tinh nguyên, triệu/ ml

- V là số lần pha loãng tinh dịch trong ống hút bạch cầu

- 50000 là chỉ số qui nồng độ tinh trùng trở về 1ml tinh nguyên chưa pha loãng với điều kiện 1 ô con có diện tích 1/ 400mm2 và chiều sâu 0,1mm. n là số lượng tinh trùng đếm được

Chú ý: Nếu dùng ống pha loãng bạch cầu và pha loãng tinh dịch trong đoạn phình 20 lần. Cách tính toán sẽ đơn giản hơn nhiều. Sau khi đếm được bao nhiêu tinh trùng trong 80 ô con chỉ cần nhân với 1.000.000 sẽ có số lượng tinh trùng trong 1ml tinh dịch.

3.1.6. Độ pH của tinh dịch

Tinh dịch heo đực có pH hơi kiềm yếu (7,2 - 7,5). Nếu tinh dịch có pH thấp hơn hoặc cao hơn là tinh dịch không bình thường không tốt cho sức sống và khả năng thụ thai của tinh trùng.

Cách kiểm tra: Có thể dùng giấy đo pH để xác định độ pH của tinh dịch

Bước 1: Dùng đũa thuỷ tinh lấy 1 giọt tinh dịch nhỏ lên giấy đo pH và đợi trong thời gian khoảng 3 giây

Bước 2: so sánh màu của mặt bên kia của giấy với bảng màu chuẩn.

Bước 3: xác định độ pH của tinh dịch theo bảng so màu chuẩn sau khi so sánh. Bước 4: thực hiện lại thao tác kiểm tra pH từ bước 1 đến bước 3 hai lần nữa sau đó lấy kết quả trung bình.

Nếu có máy đo pH thì tuỳ loại máy có những thao tác kỹ thuật khác nhau.

3.1.7. Tỷ lệ sống chết của tinh trùng

Tỷ lệ sống chết của tinh trùng liên quan tới mức hoạt động sức sống của tinh trùng. Dựa trên nguyên lý: Những tinh trùng chết khi nhuộm màu sẽ bắt mầu của thuốc nhuộm Eosin do sự biến hoá vật chất của tế bào tinh trùng. Còn những tinh trùng nào sống sẽ không bắt mầu Eosin. Do đó người ta dùng phương pháp nhuộm Eosin để xác định tỷ lệ sống chết của tinh trùng.

Cách kiểm tra:

Bước 1: lấy 1 phiến kính khô, sạch (đã tẩy mỡ)

Bước 2: nhỏ 1 giọt tinh nguyên mới lấy lên phiến kính

Bước 3: Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch Eosin 5% bên cạnh giọt tinh dịch và dùng đũa thuỷ tinh trộn đều và phết tiêu bản (dàn mỏng mẫu tinh lên phiến kính).

Bước 4: đưa lên kính hiển vi, kiểm tra ngay ở độ phóng đại 400 - 600 lần. Những tinh trùng bắt mầu đỏ hoặc hồng của Eosin là tinh trùng đã chết, còn tinh trùng nào trắng (không bị nhuộm màu) là tinh trùng sống (cho đến khi làm tiêu bản)

- Đếm 300 tinh trùng tổng số 1 cách ngẫu nhiên và tính tỷ lệ sống chết.

Chú ý:

-Tinh dịch kiểm tra ngay sau khi lấy tinh.

-Thời gian kiểm tra phải thật nhanh thì kết quả mới chính xác.

3.1.8. Tỷ lệ kỳ hình

Tinh trùng kỳ hình là tinh trùng có hình dạng khác thường so với tinh trùng bình thường; ví dụ: tinh trùng có hai đầu đầu bị méo mó, trương phồng, đuôi gấp, xoắn, có giọt proteit bám theo.

Cách kiểm tra:

Bước 1: lấy 1 phiến kính rửa sạch sấy khô

Bước 2:   nhỏ 1 giọt tinh nguyên lên 1 đầu của phiến kính Lấy cạnh của 1 phiến kính khác dàn đều giọt tinh lên mặt phiến kính. Chú ý khi phết kính phải nhẹ nhàng, tiêu bản càng mỏng càng tốt. Chỉ phết 1 lần, phết đều không tạo thành làn sóng.

Bước 3: để tiêu bản tự khô; có thể cố định bằng cách hơ qua ngọn đèn cồn.

Bước 4: nhỏ thuốc nhuộm lên tiêu bản, có thể dùng nhiều loại thuốc nhuộm (eosin, xanh methylen, thuốc đỏ….kể cả mực viết nhưng phải không có cặn).

Bước 5: để cho tiêu bản ngấm thuốc nhuộm (mùa hè để 5 - 7 phút, mùa đông 10 phút) rồi rửa tiêu bản. Cách rửa như sau: Dùng ống hút ống nhỏ giọt, giỏ nhẹ nước cất xuống một đầu tiêu bản để cho nước loang nhẹ, làm trôi thuốc nhuộm, không dội mạnh làm trôi tiêu bản.

Bước 6: vẩy khô tiêu bản rồi đưa lên kính hiển vi quan sát ở độ phóng đại 400

- 600 lần đọc kết quả; lần lượt quan sát đều khắp tiêu bản đếm khoảng 300 - 500 tinh trùng bất kỳ (đếm ngẫu nhiên) cả con bình thường và kỳ hình, không đếm lặp lại. Ghi kết quả riêng những con kỳ hình và tính theo công thức: K = m/n x 100 (m: Số tinh trùng kỳ hình đếm được, n: Tổng số tinh trùng được đếm)

Phương  pháp  kiểm  tra  chất  lượng  tinh  trùng  bằng  máy  tính  (Computer Assisted Sperm Analysis): Phương pháp này sử dụng các phần mềm để tự động tính toán các chỉ tiêu như: Hoạt lực, nồng độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng hoạt động và không hoạt động, độ dài cũng như vận tốc vận động của tinh trùng đồng thời có thể tính toán tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ sống chết của tinh trùng.

STT

Chỉ tiêu chất lượng

Ký hiệu

Đơn vị tính

Tiêu chuẩn

1

Thể tích (đã lọc)

V

ml

≥ 150

2

Màu sắc

 

 

Trắng sữa

3

Mùi

 

 

tanh

4

Độ vẩn

D

 

> 2+

5

pH

 

 

6,8 – 8,1

6

Hoạt lực

A

%

≥ 75

7

Nồng độ

C

Triệu/ml

100 - 300

8

Tỉ lệ tinh trùng sống/chết

 

%

≥ 70

9

Tỉ lệ kỳ hình

K

%

≤ 10

10

Tỉ lệ còn nguyên acrosom

Acr

%

≥ 70

11

Sức kháng

R

 

≥ 3000

12

Mức độ nhiễm khuẩn

 

vi khuẩn/ml

≤ 5000

 

Thạc sĩ Lê Đĩnh Nghi/bannhanong.vn