Phòng trừ sâu rầy trên cây xoài bằng gừng, tỏi, ớt ngâm rượu
- Thứ hai - 13/01/2020 04:22
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đây là cách làm của 24 nông dân thuộc Tổ hợp tác sản xuất Xoài hữu cơ. Những nông dân này là thành viên của Tâm Quê Hội quán và Thuận Tân Hội quán trên địa bàn xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh.
Thay vì sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu rầy, vi khuẩn thì những nông dân của Tổ hợp tác chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học.
Nông dân trong Tổ hợp tác chia sẻ về cách làm chế phẩm sinh học
Với kiến thức có được từ các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ, cộng với tìm tòi trên internet, đầu năm 2018 đến nay, nông dân đã ủ chế phẩm sinh học từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương như: Gừng, tỏi, ớt, rượu, men rượu, chuối chín, xoài chín v.v. để phòng trừ sâu hại trên cây xoài. Thời gian ủ khoảng 20 ngày là có chế phẩm sinh học để sử dụng.
Theo nông dân Đặng Phụng Đức - thành viên của Tổ hợp tác sản xuất Xoài hữu cơ, chế phẩm sinh học từ gừng, tỏi, ớt có tính năng là đặc trị rệp sáp, bọ trĩ, ngừa được sâu rầy và đuổi ruồi vàng. Vi sinh chuối chín, xoài chín có tác dụng làm cho xoài to trái và đẹp, có thể diệt được trứng sâu, rầy, trừ rong rêu trên cây.
Tổ hợp tác còn ủ phân hữu cơ từ rác thải sinh học và phế phẩm nông nghiệp; mỗi hộ gia đình còn tự làm hố rác hữu cơ để làm phân bón cho gốc. Phân bón hóa học vẫn được sử dụng nhưng chỉ dùng ở thời điểm thích hợp.
Rác thải sinh học và phế phẩm nông nghiệp
được ủ thành phân hữu cơ để tạo dinh dưỡng cho đất
Nhờ sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế thuốc hóa học, tăng độ dinh dưỡng của đất từ nguồn phân hữu cơ nên nông dân trong Tổ hợp tác đã tiết kiệm được chi phí đầu vào khá lớn. Riêng vườn xoài của ông Đặng Phụng Đức tiết kiệm được 70% chi phí đầu vào.
Các chế phẩm sinh học này có tác dụng không thua kém thuốc hóa học nên năng suất xoài không bị sụt giảm, chất lượng trái được nâng lên. Do đó, toàn bộ sản lượng xoài (18 ha) của Tổ đều được Công ty An Thiên Thảo bao tiêu với giá cao hơn thị trường 20%.
Trong chuyến thăm các hội quán của xã Tân Thuận Tây mới đây, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Dương đánh giá cao cách làm của nông dân Tổ hợp tác sản xuất Xoài hữu cơ; đồng thời cho rằng, đây là cách làm hay, hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững.
Nông dân trong Tổ hợp tác chia sẻ về cách làm chế phẩm sinh học
Với kiến thức có được từ các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ, cộng với tìm tòi trên internet, đầu năm 2018 đến nay, nông dân đã ủ chế phẩm sinh học từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương như: Gừng, tỏi, ớt, rượu, men rượu, chuối chín, xoài chín v.v. để phòng trừ sâu hại trên cây xoài. Thời gian ủ khoảng 20 ngày là có chế phẩm sinh học để sử dụng.
Theo nông dân Đặng Phụng Đức - thành viên của Tổ hợp tác sản xuất Xoài hữu cơ, chế phẩm sinh học từ gừng, tỏi, ớt có tính năng là đặc trị rệp sáp, bọ trĩ, ngừa được sâu rầy và đuổi ruồi vàng. Vi sinh chuối chín, xoài chín có tác dụng làm cho xoài to trái và đẹp, có thể diệt được trứng sâu, rầy, trừ rong rêu trên cây.
Tổ hợp tác còn ủ phân hữu cơ từ rác thải sinh học và phế phẩm nông nghiệp; mỗi hộ gia đình còn tự làm hố rác hữu cơ để làm phân bón cho gốc. Phân bón hóa học vẫn được sử dụng nhưng chỉ dùng ở thời điểm thích hợp.
Rác thải sinh học và phế phẩm nông nghiệp
được ủ thành phân hữu cơ để tạo dinh dưỡng cho đất
Nhờ sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế thuốc hóa học, tăng độ dinh dưỡng của đất từ nguồn phân hữu cơ nên nông dân trong Tổ hợp tác đã tiết kiệm được chi phí đầu vào khá lớn. Riêng vườn xoài của ông Đặng Phụng Đức tiết kiệm được 70% chi phí đầu vào.
Các chế phẩm sinh học này có tác dụng không thua kém thuốc hóa học nên năng suất xoài không bị sụt giảm, chất lượng trái được nâng lên. Do đó, toàn bộ sản lượng xoài (18 ha) của Tổ đều được Công ty An Thiên Thảo bao tiêu với giá cao hơn thị trường 20%.
Trong chuyến thăm các hội quán của xã Tân Thuận Tây mới đây, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Dương đánh giá cao cách làm của nông dân Tổ hợp tác sản xuất Xoài hữu cơ; đồng thời cho rằng, đây là cách làm hay, hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững.