Tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, quản lý môi trường vùng nuôi ngao

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, quản lý môi trường vùng nuôi ngao
Hiện nay thời tiết đang chuyển diễn biến phức tạp, chuyển mùa ở phía Bắc và Trung Bộ; môi trường đang có những dấu hiệu ô nhiễm, tình hình ngao chết diễn ra tại một số địa phương và có chiều hướng gia tăng.

Để hạn chế tác động bất lợi và phát triển bền vững nghề nuôi nuôi ngao/nghêu, Tổng cục Thủy sản đã có Công văn số 516/TCTS-NTTS về hướng dẫn và chỉ đạo các tỉnh có nuôi ngao tăng cường quản lý nuôi ngao.
 
  Thu hoạch nghêu tại Mai Phụ - Lộc Hà

Nhằm giúp người nguôi ngao trong tỉnh chủ động các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, quản lý tốt môi trường, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi do môi trường, thời tiết gây ra, dưới đây xin lưu ý đến các hộ, cơ cở nuôi ngao (nghêu) trong tỉnh một số nội dung chỉ đạo của Tổng cục Thủy sản tại văn bản nói trên:

- Không nên thả ngao giống vào thời điểm thời tiết không thuận lợi.
- Nếu nghêu đạt cở thu hoạch  (50 - 70 con/kg) cần khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại xẩy ra.
- Duy trì mật độ ngao phù hợp. Đối với ngao chưa đạt cở thu hoạch tiến hành kiểm tra mật độ để có kế hoạch chủ động san thưa, đảm bảo mật độ nuôi:
+ Từ 180  - 200con/m2 đối với cở ngao giống 400 - 600con/kg.
+ Từ 250 - 350con/m2 đối với cở ngao giống 800 - 2.000con/kg.
+ Dưới 250 con/m2 đối với cở ngao giống 500 - 800 con/kg.
- San phẳng mặt bãi, khai thông các vùng nước đọng lại ở các bãi ngao để tránh hiện tượng đọng nước nóng cục bộ, giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt độ cao trong ngày làm ngao yếu và chết.
- Thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của ngao nuôi; theo dõi chặt chẽ tình hình biến động và môi trường nước như: nhiệt độ, độ mặn, pH…Nhằm sớm phát hiện các biến động bất thường của môi trường và tình hình sức khỏe của ngao để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Khi ngao nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc bị chết, người nuôi cần báo cáo cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương. Không đem ngao sống còn lại ở khu vực có hiện tượng chết tiếp tục thả nuôi ở các bãi khác nhằm tránh lây lan dịch bệnh giữa các vùng nuôi.
- Thường xuyên vệ sinh bãi nuôi, gia cố vệ sinh lưới vây tạo sự thông thoáng cho nước thủy triều lên xuống và chung tay bảo vệ môi trường vùng nuôi như: thu gom ngao chết trên bãi và xử lý đúng quy định tránh lây nhiễm bệnh, ô nhiễm môi trường chung; vệ sinh vây, lưới (nếu có)…
- Thực hiện nghiêm các quy định về kiểm dịch ngao giống, chất lượng giống, phòng chống dịch bệnh cho ngao nuôi, về quan trắc môi trường nuôi, tuân thủ các khuyến cáo của ngành chuyên môn về quản lý môi trường vùng nuôi.

 
Theo Sỹ Công/sonongnghiephatinh.gov.vn