Tối đa hóa sự sống sót của heo con?

Tối đa hóa sự sống sót của heo con?
Các nhà nghiên cứu Pháp đã thành lập danh sách những điều nên làm và không nên làm để tăng tỷ lệ sống sốt của heo con, trên cơ sở một cuộc khảo sát giữa các trang trại nuôi heo nái.

Tại cuộc hội thảo the Swine Research Days lần thứ 50 được tổ chức vào tháng 2/2018, Thomas Lemoine, thuộc Phòng Nông nghiệp Bretagne cho rằng, trong chăn nuôi heo, việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh và giám sát chất lượng của người nuôi được xác định các yếu tố trong sự sống còn của heo con. Theo số liệu của the French Pork and Pig Institute (IFIP) vào năm 2016, tỷ lệ tử vong có sự khác biệt khá lớn giữa các trang trại, giữa 5 và 35%. “Những số liệu này cho thấy có thể cải thiện tình hình trong trang trại”, ông Lemoine nói.

Lượng nái tăng lên

Cuộc điều tra đã chỉ ra sự gia tăng số lượng con nái trong 30 năm qua. Điều này có liên quan đến sự sụt giảm về cân nặng của heo con. Cũng như, có sự thay đổi về trọng lượng và tỷ lệ tử vong, đạt 19,3% tổng số heo con sinh ra vào năm 2016. Điều này cũng giúp các nhà chăn nuôi tận dụng khả năng sinh sản của heo nái và tiến hành các giải pháp thực tiễn để tăng tỷ lệ sống sót của heo con.

                                                                             

Quản lý đẻ rất quan trọng

Cuộc điều tra bao gồm 66 đàn heo đực trưởng thành với hơn 15 con heo sinh ra mỗi lứa để làm nổi bật các tiến hành hỗ trợ sống sót của heo con.

Các đàn được chia thành 2 nhóm:

Tổn thất (-): Các đàn có tổng tỷ lệ tử vong < 19%

Tổn thất (+): Các đàn có tỷ lệ tử vong > 24%.

Nhóm đầu tiên được nuôi trong điều kiện:

• Ăn theo chế độ nuôi dưỡng cho heo nái mang thai (đảm bảo trong các tháng đẻ).

• Thực hiện vệ sinh chuồng đẻ (thực hiện tắm/sát trùng bằng vôi).

• Quản lý, chăm sóc đẻ (xem xét các kết quả trước đó của heo nái; theo dõi và hỗ trợ heo khi đẻ).

• Chăm sóc, xử lý chuồng heo con (cắt dây rốn nếu chảy máu, bổ sung sữa cho heo con).

• Quản lý chất thải.

Nhóm thứ hai được chăm sóc trong điều kiện:

• Phòng ngừa bệnh tương đối ít (ít sử dụng vaccine);

• Thiếu thức ăn cho heo nái (thức ăn không được điều chỉnh theo nhu cầu của heo nái);

• Không có sự hỗ trợ heo con (không giúp heo con hô hấp khi bị yếu);

• Quản lý, can thiệp muộn (chỉ nuôi heo con sau 24 giờ sau khi đẻ).

 

Phát triển chăn nuôi

Điều đáng ngạc nhiên là đặc điểm của việc xây dựng chuồng trại và thiết bị có rất ít tác động đến tỷ lệ sống của heo con trong cuộc khảo sát này. Mặc dù các nhà chăn nuôi đã xác định chuồng trại là cần thiết trong việc cải tiến tỷ lệ sống cho heo con.

Ông Lemoine kết luận: “Người chăn nuôi, với bí quyết của mình và đặc biệt là đảm bảo chất lượng giám sát heo nái và hỗ trợ kịp thời giúp chúng, đóng vai trò quan trọng để cải thiện sự sống còn của heo con”.

 

 

Phạm Hải

(Theo Pigprogress)