Đẩy mạnh sản xuất chè Việt an toàn, chất lượng cao
- Thứ sáu - 21/12/2012 09:06
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thu hoạch chè. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Hội nghị được tổ chức tại Bảo Lộc ngày 21/12, nhân Tuần lễ văn hóa trà Lâm Đồng lần thứ tư.
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, ở trong nước, các yêu cầu đối với sản phẩm chè sạch, an toàn hoặc sản phẩm có chứng nhận đã tăng cao. Với thế giới, thách thức đặt ra cho ngành chè Việt Nam là ngày càng có nhiều rào cản về chất lượng, đặc biệt là các quy định tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở các quốc gia khác nhau có định mức khác nhau.
Khuyến cáo của Tổ chức các nước xuất khẩu chè thế giới (IGG) là nên đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, tuy nhiên yếu tố an toàn thực phẩm và chất lượng là tối quan trọng.
Để nâng cao chất lượng chè Việt, chương trình sản xuất chè an toàn trong nước được xây dựng với sự chung tay của “bốn nhà” là người trồng chè, doanh nghiệp, nhà khoa học và cơ quan quản lý Nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng - Tổng thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết, hiện nay 70% các hộ trồng chè trong nước đã học hoặc biết về phương pháp trồng chè theo sản xuất nông nghiệp tốt. Tuy nhiên, đa phần người dân còn làm theo thói quen, ngay cả đối với việc chăm sóc, bón phân và phun thuốc trừ sâu.
Mặt khác, hơn 50% doanh nghiệp chè Việt Nam đã được đào tạo về sản xuất nông nghiệp bền vững, 100% doanh nghiệp ý thức được việc áp dụng ISO và các tiêu chuẩn chất lượng nhưng tỷ lệ đạt chứng nhận chỉ mới khoảng 30%, chỉ một vài doanh nghiệp áp dụng các chứng nhận quốc tế về sản xuất bền vững và an toàn.
Chương trình “Vì sản phẩm chè an toàn, sản xuất chè có trách nhiệm” đang được Hiệp hội Chè Việt Nam thực hiện với việc đào tạo và giới thiệu các chứng nhận quốc tế cho một số địa phương trọng điểm, truyền thông về sản xuất an toàn, hỗ trợ đào tạo sản xuất bền vững; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoàn thiện các chính sách và văn bản pháp quy liên quan đến VietGap chè; tăng cường trồng mới và thay giống, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp.
Việt Nam là nước xuất khẩu chè đứng thứ năm thế giới (sau Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanka), đứng thứ hai về sản xuất chè xanh (sau Trung Quốc).
Diện tích trồng chè cả nước hiện đạt 124.000ha. Sản lượng chè năm nay đạt 210.000 tấn; trong đó 160.000 tấn (76%) dành cho xuất khẩu đạt kim ngạch 243 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt là Pakistan, Đài Loan, Indonesia, Nga, Trung Quốc, Afghanistan, Mỹ, Iran, Ba Lan và Malaysia./.
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, ở trong nước, các yêu cầu đối với sản phẩm chè sạch, an toàn hoặc sản phẩm có chứng nhận đã tăng cao. Với thế giới, thách thức đặt ra cho ngành chè Việt Nam là ngày càng có nhiều rào cản về chất lượng, đặc biệt là các quy định tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở các quốc gia khác nhau có định mức khác nhau.
Khuyến cáo của Tổ chức các nước xuất khẩu chè thế giới (IGG) là nên đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, tuy nhiên yếu tố an toàn thực phẩm và chất lượng là tối quan trọng.
Để nâng cao chất lượng chè Việt, chương trình sản xuất chè an toàn trong nước được xây dựng với sự chung tay của “bốn nhà” là người trồng chè, doanh nghiệp, nhà khoa học và cơ quan quản lý Nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng - Tổng thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết, hiện nay 70% các hộ trồng chè trong nước đã học hoặc biết về phương pháp trồng chè theo sản xuất nông nghiệp tốt. Tuy nhiên, đa phần người dân còn làm theo thói quen, ngay cả đối với việc chăm sóc, bón phân và phun thuốc trừ sâu.
Mặt khác, hơn 50% doanh nghiệp chè Việt Nam đã được đào tạo về sản xuất nông nghiệp bền vững, 100% doanh nghiệp ý thức được việc áp dụng ISO và các tiêu chuẩn chất lượng nhưng tỷ lệ đạt chứng nhận chỉ mới khoảng 30%, chỉ một vài doanh nghiệp áp dụng các chứng nhận quốc tế về sản xuất bền vững và an toàn.
Chương trình “Vì sản phẩm chè an toàn, sản xuất chè có trách nhiệm” đang được Hiệp hội Chè Việt Nam thực hiện với việc đào tạo và giới thiệu các chứng nhận quốc tế cho một số địa phương trọng điểm, truyền thông về sản xuất an toàn, hỗ trợ đào tạo sản xuất bền vững; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoàn thiện các chính sách và văn bản pháp quy liên quan đến VietGap chè; tăng cường trồng mới và thay giống, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp.
Việt Nam là nước xuất khẩu chè đứng thứ năm thế giới (sau Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanka), đứng thứ hai về sản xuất chè xanh (sau Trung Quốc).
Diện tích trồng chè cả nước hiện đạt 124.000ha. Sản lượng chè năm nay đạt 210.000 tấn; trong đó 160.000 tấn (76%) dành cho xuất khẩu đạt kim ngạch 243 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt là Pakistan, Đài Loan, Indonesia, Nga, Trung Quốc, Afghanistan, Mỹ, Iran, Ba Lan và Malaysia./.
Liên Sơn - Nguyễn Dũng
Theo TTXVN
Theo TTXVN