Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Vẫn chỉ là sản phẩm chính sách
- Thứ hai - 20/08/2012 20:59
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đàn bò của Tập đoàn TH được chuyên gia nước ngoài chăm sóc theo CNC
Theo Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát, nhờ có các chủ trương về ứng dụng CNC vào nông nghiệp mà một số các sản phẩm nông sản của chúng ta đã cho chất lượng cao hơn, năng suất cao hơn. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNC vẫn còn chậm. Lý do là việc tham gia của khu vực kinh tế tư nhân còn chưa mạnh mẽ.
Chính sách chưa hấp dẫn
Công nghệ cao là công cụ quan trọng nhất để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa khi mà các động lực khác cho phát triển như đất đai, lao động, và một phần chính sách đã phát huy hết hiệu lực. Với nhận thức này, chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt các Quyết định của Thủ tướng về các vấn đề liên quan đến Công nghệ cao trong nông nghiệp được ban hành, trong đó có Luật Công nghệ cao.
Tuy nhiên, các chính sách này chưa thực sự phát huy tác dụng. Trả lời câu hỏi vì sao đã có chủ trương chính sách cho các DN ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp, nhưng các chính sách đó lại chưa thực sự đi vào cuộc sống, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Bùi Bá Bổng cho biết: Chủ trương chính sách về hỗ trợ đất và vốn vay đã có nhưng đó là chủ trương chung nhưng việc hỗ trợ, giao đất lại do địa phương quản lý, mỗi địa phương có một cách thức quản lý và giao đất riêng nên đã gây không ít khó khăn cho DN.
Còn về chính sách tín dụng, theo quy định,các DN ưu tiên sẽ được hỗ trợ cao nhất về vốn. Ngoài ra, các DN được chứng nhận ứng dụng CNC sẽ được hỗ trợ miễn thuế nhập khẩu khi mua dây chuyền, máy móc, thiết bị nông nghiệp. Tuy nhiên, DN cũng chưa được thông tin đầy đủ về các chính sách này nên số DN đăng ký áp dụng cũng bị hạn chế.
Nhưng Thứ trưởng cũng cho rằng, việc các doanh nghiệp chưa chủ động tiếp cận các chính sách cũng là một nguyên nhân làm chậm sự phát triển của ngành. Ngoài ra, tâm lý ngại rủi ro cao và yêu cầu tiềm lực tài chính lớn để đầu tư CNC cũng làm nhiều DN chùn bước.
CNC vẫn chỉ là điển hìnhChính sách chưa hấp dẫn
Công nghệ cao là công cụ quan trọng nhất để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa khi mà các động lực khác cho phát triển như đất đai, lao động, và một phần chính sách đã phát huy hết hiệu lực. Với nhận thức này, chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt các Quyết định của Thủ tướng về các vấn đề liên quan đến Công nghệ cao trong nông nghiệp được ban hành, trong đó có Luật Công nghệ cao.
Tuy nhiên, các chính sách này chưa thực sự phát huy tác dụng. Trả lời câu hỏi vì sao đã có chủ trương chính sách cho các DN ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp, nhưng các chính sách đó lại chưa thực sự đi vào cuộc sống, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Bùi Bá Bổng cho biết: Chủ trương chính sách về hỗ trợ đất và vốn vay đã có nhưng đó là chủ trương chung nhưng việc hỗ trợ, giao đất lại do địa phương quản lý, mỗi địa phương có một cách thức quản lý và giao đất riêng nên đã gây không ít khó khăn cho DN.
Còn về chính sách tín dụng, theo quy định,các DN ưu tiên sẽ được hỗ trợ cao nhất về vốn. Ngoài ra, các DN được chứng nhận ứng dụng CNC sẽ được hỗ trợ miễn thuế nhập khẩu khi mua dây chuyền, máy móc, thiết bị nông nghiệp. Tuy nhiên, DN cũng chưa được thông tin đầy đủ về các chính sách này nên số DN đăng ký áp dụng cũng bị hạn chế.
Nhưng Thứ trưởng cũng cho rằng, việc các doanh nghiệp chưa chủ động tiếp cận các chính sách cũng là một nguyên nhân làm chậm sự phát triển của ngành. Ngoài ra, tâm lý ngại rủi ro cao và yêu cầu tiềm lực tài chính lớn để đầu tư CNC cũng làm nhiều DN chùn bước.
Mỗi con được đeo số và được theo dõi riêng
Hiện tại, các doanh nghiệp nông nghiệp có chứng chỉ CNC còn rất khiêm tốn và chỉ tập trung tại một số địa phương. Nghệ An là một trong những tỉnh có nhiều doanh nghiệp ứng dụng CNC vào các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, để nhân rộng ra cả nước thì là một vấn đề lớn vì chưa có mô hình nào thích hợp cho một nền nông nghiệp lạc hậu và tâm lý làm ăn manh mún đã ăn sâu vào trong tâm trí người nông dân VN.
Ông Phan Đình Trạc - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Nghệ An cho biết: điều kiện tiên quyết để chúng ta có một nền nông nghiệp phát triển là phải ứng dụng công nghệ cao. Điều này đòi hỏi có sự tham gia mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân. Muốn làm được điều đó, chúng ta cần giải quyết các vấn đề lớn như vốn, đầu ra cho sản phẩm, đào tạo lực lượng lao động… Để đưa CNC vào sản xuất nông nghiệp cần tập trung vào 3 việc chính: Tạo được quỹ đất lớn bằng cách vận động nông dân dồn điền đổi thửa; tích tụ ruộng đất bằng cách cho thuê quyền sử dụng đất dài hạn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thu hồi các xí nghiệp, nông trường làm ăn kém hiệu quả.
Giải pháp nào?
Nhận xét về tính cạnh tranh của nông sản VN khi chỉ còn vài năm nữa là VN sẽ hội nhập hoàn toàn vào WTO, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cho rằng tình hình vẫn rất khả quan. Chúng ta không sợ khi cạnh tranh với các nước này. Chất lượng của họ có thể đồng đều hơn nhưng chuyên chở đắt, chi phí cao. Còn hàng nông sản của VN rẻ hơn, năng suất cao hơn, chất lượng cũng cao hơn, điển hình là sản phẩm gạo XK. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ sự lo ngại về các sản phẩm chăn nuôi. Ông nhấn mạnh rằng ngành chăn nuôi của chúng ta nếu không áp dụng công nghệ cao thì sẽ thua về nhiều mặt.
Theo ông Nguyễn Văn Bộ - Giám đốc Viện KHNN Việt Nam, để đẩy mạnh ứng dụng CNC trong nông nhiệp, trước hết cần thay đổi tư duy từ sản xuất theo khả năng sang sản xuất theo nhu cầu thị trường. Chính phủ cần hỗ trợ xác định thị trường chiến lược cho từng ngành hàng và ký các cam kết quốc gia để giảm rủi ro thấp nhất cho DN. Hệ thống thông tin và dự báo, phân tích thị trường, tiêu chuẩn chất lượng cần được cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng chủng loại sản phẩm và từng thị trường cụ thể, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa thương vụ và doanh nghiệp trong nước. Ông Bộ cho rằng mô hình gắn kết công - tư ưu thế hiện nay là: nhà nước hỗ trợ, để nông dân thỏa thuận góp đất cho DN, và DN đứng ra tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cũng tán đồng với ý kiến trên và khẳng định ngành nông nghiệp muốn phát triển thì cần tập trung mạnh vào doanh nghiệp tư nhân chứ từ trước tới nay các dự án CNC mà nhà nước làm không có hiệu quả, không thành công.
Ông Phan Minh Nguyệt –TGĐ Cty TNHH nhà nước MTV Đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hà Nội (HADICO) lại cho rằng nên sử dụng mô hình Nhà nước đầu tư – Doanh nghiệp quản lý sau đó nếu thành công thì mới chuyển sang mô hình Doanh nghiệp đầu tư – Doanh nghiệp quản lý. Trước mắt cần phải tạo ra các mô hình, các dự án thành công để có thể nhân rộng và “lôi kéo” được doanh nghiệp và người dân ứng dụng CNC vào trong sản xuất nông nghiệp.
Riêng về quỹ đất dành cho ứng dụng CNC trong nông nghiệp, bà Thái Hương - Chủ tịch Tập đoàn TH cho rằng, thời điểm này hãy dành cho DN đất của các nông lâm trường đang để hoang hoá, kinh doanh không hiệu quả, chưa nên “đụng vào” đất của hộ nông dân. Đối với các nông trường viên bị ảnh hưởng, DN sẽ hỗ trợ như: Nhận lao động chính của những hộ gia đình bị thu hồi đất để đào tạo và đào tạo lại, rồi cho vào làm việc trong nhà máy sản xuất của DN; Bố trí tái định cư, và hỗ trợ thêm kinh phí cho những hộ bị thu hồi đất ngoài những quy định của nhà nước về chế độ đền bù, giải phóng mặt bằng. Xem xét bố trí lại đất canh tác trong vùng quy hoạch vành đai trồng nguyên liệu trên cơ sở “hợp đồng giao khoán”. Có các chính sách hỗ trợ cho các hộ hợp tác với DN; liên kết cùng nông dân góp cổ phần để xây dựng các vùng nguyên liệu, để nông dân cùng chung sức và chia sẻ lợi ích có được....Bà Hương cho biết các chính sách này đã được Tập đoàn áp dụng rất thành công trong việc xây dựng vùng cỏ nguyên liệu tại Nghệ An.
Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hơn về hạn điền và thời gian thuê đất, hỗ trợ tích tụ đất đai, thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn lực.... để doanh nghiệp quan tâm hơn đến đầu tư vào nông nghiệp. Cần tạo điều kiện để nông dân góp quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp như mua cổ phiếu để họ yên tâm giao đất. Với đầu tư thiết bị, máy móc cần có chính sách ưu đãi về lãi suất, không tính theo năm mà chỉ tính theo mùa vụ sản xuất.
Ông Phan Đình Trạc - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Nghệ An cho biết: điều kiện tiên quyết để chúng ta có một nền nông nghiệp phát triển là phải ứng dụng công nghệ cao. Điều này đòi hỏi có sự tham gia mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân. Muốn làm được điều đó, chúng ta cần giải quyết các vấn đề lớn như vốn, đầu ra cho sản phẩm, đào tạo lực lượng lao động… Để đưa CNC vào sản xuất nông nghiệp cần tập trung vào 3 việc chính: Tạo được quỹ đất lớn bằng cách vận động nông dân dồn điền đổi thửa; tích tụ ruộng đất bằng cách cho thuê quyền sử dụng đất dài hạn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thu hồi các xí nghiệp, nông trường làm ăn kém hiệu quả.
Giải pháp nào?
Nhận xét về tính cạnh tranh của nông sản VN khi chỉ còn vài năm nữa là VN sẽ hội nhập hoàn toàn vào WTO, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cho rằng tình hình vẫn rất khả quan. Chúng ta không sợ khi cạnh tranh với các nước này. Chất lượng của họ có thể đồng đều hơn nhưng chuyên chở đắt, chi phí cao. Còn hàng nông sản của VN rẻ hơn, năng suất cao hơn, chất lượng cũng cao hơn, điển hình là sản phẩm gạo XK. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ sự lo ngại về các sản phẩm chăn nuôi. Ông nhấn mạnh rằng ngành chăn nuôi của chúng ta nếu không áp dụng công nghệ cao thì sẽ thua về nhiều mặt.
Theo ông Nguyễn Văn Bộ - Giám đốc Viện KHNN Việt Nam, để đẩy mạnh ứng dụng CNC trong nông nhiệp, trước hết cần thay đổi tư duy từ sản xuất theo khả năng sang sản xuất theo nhu cầu thị trường. Chính phủ cần hỗ trợ xác định thị trường chiến lược cho từng ngành hàng và ký các cam kết quốc gia để giảm rủi ro thấp nhất cho DN. Hệ thống thông tin và dự báo, phân tích thị trường, tiêu chuẩn chất lượng cần được cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng chủng loại sản phẩm và từng thị trường cụ thể, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa thương vụ và doanh nghiệp trong nước. Ông Bộ cho rằng mô hình gắn kết công - tư ưu thế hiện nay là: nhà nước hỗ trợ, để nông dân thỏa thuận góp đất cho DN, và DN đứng ra tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cũng tán đồng với ý kiến trên và khẳng định ngành nông nghiệp muốn phát triển thì cần tập trung mạnh vào doanh nghiệp tư nhân chứ từ trước tới nay các dự án CNC mà nhà nước làm không có hiệu quả, không thành công.
Ông Phan Minh Nguyệt –TGĐ Cty TNHH nhà nước MTV Đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hà Nội (HADICO) lại cho rằng nên sử dụng mô hình Nhà nước đầu tư – Doanh nghiệp quản lý sau đó nếu thành công thì mới chuyển sang mô hình Doanh nghiệp đầu tư – Doanh nghiệp quản lý. Trước mắt cần phải tạo ra các mô hình, các dự án thành công để có thể nhân rộng và “lôi kéo” được doanh nghiệp và người dân ứng dụng CNC vào trong sản xuất nông nghiệp.
Riêng về quỹ đất dành cho ứng dụng CNC trong nông nghiệp, bà Thái Hương - Chủ tịch Tập đoàn TH cho rằng, thời điểm này hãy dành cho DN đất của các nông lâm trường đang để hoang hoá, kinh doanh không hiệu quả, chưa nên “đụng vào” đất của hộ nông dân. Đối với các nông trường viên bị ảnh hưởng, DN sẽ hỗ trợ như: Nhận lao động chính của những hộ gia đình bị thu hồi đất để đào tạo và đào tạo lại, rồi cho vào làm việc trong nhà máy sản xuất của DN; Bố trí tái định cư, và hỗ trợ thêm kinh phí cho những hộ bị thu hồi đất ngoài những quy định của nhà nước về chế độ đền bù, giải phóng mặt bằng. Xem xét bố trí lại đất canh tác trong vùng quy hoạch vành đai trồng nguyên liệu trên cơ sở “hợp đồng giao khoán”. Có các chính sách hỗ trợ cho các hộ hợp tác với DN; liên kết cùng nông dân góp cổ phần để xây dựng các vùng nguyên liệu, để nông dân cùng chung sức và chia sẻ lợi ích có được....Bà Hương cho biết các chính sách này đã được Tập đoàn áp dụng rất thành công trong việc xây dựng vùng cỏ nguyên liệu tại Nghệ An.
Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hơn về hạn điền và thời gian thuê đất, hỗ trợ tích tụ đất đai, thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn lực.... để doanh nghiệp quan tâm hơn đến đầu tư vào nông nghiệp. Cần tạo điều kiện để nông dân góp quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp như mua cổ phiếu để họ yên tâm giao đất. Với đầu tư thiết bị, máy móc cần có chính sách ưu đãi về lãi suất, không tính theo năm mà chỉ tính theo mùa vụ sản xuất.
Xuân Sơn
Theo dddn.com.vn
Theo dddn.com.vn