Thành phố Hà Tĩnh: Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp 2 năm (2011-2012)
- Thứ năm - 01/11/2012 20:41
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Tĩnh, từ năm 2011 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, thời tiết không thuận lợi, nguồn lực đầu tư giảm, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi xẩy ra nhiều song nhờ sự chủ động trong chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền và sự đoàn kết thống nhất trong quần chúng nhân dân tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đã có bước phát triển ổn định, nhiều lĩnh vực đạt tốc độ tăng trưởng khá. Nhiều mô hình, chương trình, dự án phát triển sản xuất được triển khai xây dựng và nhân rộng đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung toàn tỉnh.
Mô hình nuôi cá chẽm tại xã Thạch Hưng
Trong 2 năm toàn thành phố đã thực hiện gần 40 mô hình phát triển sản xuất, các Chương trình dự án trên các lĩnh vực, trong lĩnh vực trồng trọt 24 mô hình (1 mô hình lúa chất lượng cao và 23 mô hình rau củ quả, hoa); chăn nuôi 4 mô hình; nuôi trồng thuỷ sản 5 mô hình và các Chương trình, dự án như: Chương trình cải tạo đàn bò Zê bu, Chương trình khí sinh học (bể biogas),…
Trong chăn nuôi, nhiều mô hình được tổng kết, đánh giá đạt kết quả cao như: Mô hình chăn nuôi gà siêu trứng, nuôi gà thương phẩm tại xã Thạch Trung, tổ hợp chăn lợn hướng nạc tại xã Thạch Bình… Chương trình cải tạo đàn bò đã phối giống trên 500 con, đạt 100% kế hoạch, nâng tỷ lệ bò lai Zê bu chiếm 48% tổng đàn bò.
Đối với trồng trọt, các địa phương đã tập trung đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp hàng hoá tăng thu nhập cho người lao động. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có chất lượng cao, bước đầu hình thành các vùng sản xuất thâm canh, chuyên canh. Hình thành các vành đai sản xuất nông nghiệp sạch, trong đó chú trọng các sản phẩm rau, củ hoa cây cảnh chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân như: mô hình lúa chất lượng cao QR2 tại xã Thạch Bình, rau củ quả an toàn theo hướng VietGap tại Thạch Bình, Thạch Hạ, Thạch Môn; mô hình hoa ly ly tại xã Thạch Môn, Phường Thạch Linh,…
Đối với trồng trọt, các địa phương đã tập trung đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp hàng hoá tăng thu nhập cho người lao động. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có chất lượng cao, bước đầu hình thành các vùng sản xuất thâm canh, chuyên canh. Hình thành các vành đai sản xuất nông nghiệp sạch, trong đó chú trọng các sản phẩm rau, củ hoa cây cảnh chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân như: mô hình lúa chất lượng cao QR2 tại xã Thạch Bình, rau củ quả an toàn theo hướng VietGap tại Thạch Bình, Thạch Hạ, Thạch Môn; mô hình hoa ly ly tại xã Thạch Môn, Phường Thạch Linh,…
Mô hình chăn nuôi gà thịt tại xã Thạch Trung
Mô hình trồng Cà rốt giống mới tại xã Thạch Môn
Các mô hình nuôi thủy sản được triển khai xây dựng trên các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái, năng lực của người dân như Mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng, nuôi ếch, nuôi cá chẽm trong ao đất, nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi cá rô phi... đã được triển khai thực hiện mở ra hướng tới sự phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh
Tại hội nghị các đại biểu đã tập trung đánh giá những kết quả bước đầu những mô hình đã đi đúng hướng, có sức lan tỏa, được người dân chấp nhận, từng bước được mở rộng, góp phần vào công cuộc giảm nghèo tại địa phương và tạo điều kiện cho người dân làm giàu, tạo sự chuyển biến trong nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, cung cấp nguồn thực phẩm cho thành phố Hà Tĩnh và các vùng phụ cận. Tuy nhiên công tác thực hiện và nhân rộng mô hình còn nhiều hạn chế, nhiều mô hình không duy trì được. Việc thay đổi tập quán sản xuất, tư duy của người con nông dân còn chậm. Việc đẩy mạnh tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản phẩm hiệu quả thấp. Công tác tuyên truyền các cơ chế chính sách của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp chưa thường xuyên, liên tục. Các địa phương chưa quyết liệt, chưa quyết tâm cao; công tác phối hợp phòng ban thành phố với các địa phương chưa tốt dẫn đến hiệu quả các mô hình chưa cao.
Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Trần Thế Dũng-Chủ tịch Thành phố UBND tỉnh nhấn mạnh: Thời gian tới, các địa phương cần nghiêm túc đánh giá lại việc triển khai thực hiện các mô hình sản xuất, phát triển nông nghiệp tại địa phương; quan tâm đến vận động, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp vào phát triển sản xuất. Các địa phương cần quyết liệt hơn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất. Phòng kinh tế, Trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi tiếp tục tham mưu cho UBND thành phố sữa đổi một số cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư vào sản xuất như: Giống mới, xây dựng hạ tầng các vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh, công tác đào tạo nghề,…; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất; quan tâm đến việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
Tại hội nghị các đại biểu đã tập trung đánh giá những kết quả bước đầu những mô hình đã đi đúng hướng, có sức lan tỏa, được người dân chấp nhận, từng bước được mở rộng, góp phần vào công cuộc giảm nghèo tại địa phương và tạo điều kiện cho người dân làm giàu, tạo sự chuyển biến trong nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, cung cấp nguồn thực phẩm cho thành phố Hà Tĩnh và các vùng phụ cận. Tuy nhiên công tác thực hiện và nhân rộng mô hình còn nhiều hạn chế, nhiều mô hình không duy trì được. Việc thay đổi tập quán sản xuất, tư duy của người con nông dân còn chậm. Việc đẩy mạnh tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản phẩm hiệu quả thấp. Công tác tuyên truyền các cơ chế chính sách của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp chưa thường xuyên, liên tục. Các địa phương chưa quyết liệt, chưa quyết tâm cao; công tác phối hợp phòng ban thành phố với các địa phương chưa tốt dẫn đến hiệu quả các mô hình chưa cao.
Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Trần Thế Dũng-Chủ tịch Thành phố UBND tỉnh nhấn mạnh: Thời gian tới, các địa phương cần nghiêm túc đánh giá lại việc triển khai thực hiện các mô hình sản xuất, phát triển nông nghiệp tại địa phương; quan tâm đến vận động, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp vào phát triển sản xuất. Các địa phương cần quyết liệt hơn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất. Phòng kinh tế, Trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi tiếp tục tham mưu cho UBND thành phố sữa đổi một số cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư vào sản xuất như: Giống mới, xây dựng hạ tầng các vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh, công tác đào tạo nghề,…; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất; quan tâm đến việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
Ngô Thắng