Hội CCB thị xã Kỳ Anh. nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao.
- Chủ nhật - 05/06/2016 10:30
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Mô hình trang trại của các CCB
Sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, CCB Nguyến Xuân Kiều ở tổ dân phố Lê Lợi- phường Kỳ Liên- thị xã Kỳ Anh đã nhiều đêm trăn trở suy nghĩ phải làm gì để tăng thu nhập và có tiền để nuôi ba đứa con ăn học. Đặc biệt, năm 2009, sau khi nhường đất sản xuất nông nghiệp cho dự án Formosa, CCB Nguyễn Xuân Kiểu ở Phường Kỳ Liển đã tìm cho mình hướng đi phù hợp trên vùng tái định cư bằng việc nuôi lợn rừng và Vịt trời đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cũng như bao hộ gia đình khác, CCB Nguyến Xuân Kiều và bà Nguyễn Thị Hồng đã được tham gia các lớp tập huấn chuyển đổi nghề và đi tham quan học tập các mô hình chăn nuôi ở trong và ngoài tỉnh. Sau khi được xã kỳ Liên cho đi tham quan mô hình nuôi Lợn rừng ở huyện Lục Ngạn- Tỉnh Bắc Giang. Không ngồi yên cam chịu cảnh đói nghèo khi lên vùng tái định cư, CCB Nguyễn Xuân Kiều đã dồn hết vốn liếng có được từ tiền hỗ trợ đất sản xuất nông nghiệp để đầu tư xây dựng chuồng trại, trực tiếp ra tận Bắc Giang để mua Lợn rừng về nuôi thả. Với niềm đam mê của một người từng là lính bộ đội cụ Hồ năm xưa, CCB Nguyễn Xuân Kiều đã cùng với vợ khoanh vùng để nuôi lợn rừng. Ban đầu ông chỉ dám mua 5 con về để nuôi thử. Nhờ cần cù, chịu khó, vừa nuôi vừa tự tìm tòi kinh nghiệm qua sách vở, đài báo nên ngay lần nuôi thử nghiệm đầu tiên đã thu được kết quả tốt. Lợn sinh sản đều, con giống khỏe mạnh. Từ 5 con giống ban đầu, đến đầu năm 2015 gia đình đã có tổng đàn 50- 70 con lơn thịt. Lợn rừng là loài vật dễ nuôi hơn lợn nhà rất nhiều, sức đề kháng cao, ít bệnh tật. Thức ăn cho chúng chủ yếu là các phụ phẩm trong nông nghiệp như rau, củ, quả, cỏ, thân cây ngô non, cây chuối đã có sẵn trong vườn nhà. Với kinh nghiệm nuôi lơn rừng của ông Kiều cho thấy, mỗi con lợn rừng ông đều nuôi trên 2 năm mới xuất bán nên chất lượng thịt thơm ngon, rất được thị trường ưa chuộng.Không dừng lại ở chăn nuôi lơn rừng và các loại gà, ngan ngổng khác, đầu năm 2015, gia đình cựu chiến binh Nguyễn Xuân Kiều đã đưa vào nuôi thử nghiệm giống Vịt trời. Qua nuôi thả cho thấy, giống Lợn rừng và Vịt trời nếu biết chăm sóc thì rất dễ nuôi và phù hợp với vùng đất ở Kỳ Liên.
Cựu chiến binh tích cực tham gia phát triển mô hình kinh tế trang trại
Dù mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng những cựu chiến binh ở thị xã Kỳ Anh luôn có chung một mục đích, một chí hướng không cam chịu trước đói nghèo. Đối với CCB Hoàng Minh Thanh ở tổ dân phố Hồng Sơn – phường Kỳ Phương trở về quê hương đã xây dựng gia đình và cùng vợ xin địa phương cấp đất để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống gia đình. Như con ong cần mẫn, ngày ngày gia đình anh chị lên rừng phát rẫy để trồng keo tràm. Buổi đầu cũng không ít khó khăn, thiếu vốn, thiếu khoa học kỷ thụât, anh đã tự tìm tòi học hỏi áp dụng vào thực tế để trồng các lọai cây công nghiệp ngắn ngày tăng nguồn vốn và cùng "lấy ngắn nuôi dài". Nhờ cần cù, chịu khó, đến nay, trang trại của anh phát triển mô hình theo hướng đa con. Vừa kết hợp chăn nuôi bò, gà. Đặc bịêt, cuối năm 2013, anh đã lặn lội đi học hỏi kinh nghiệm nuôi Dê và Lợn rừng để về đầu tư nuôi thả. Nhờ chọn con giống tốt, chăm sóc đúng kỷ thuật nên hiện Dê đang phát triển tốt. Hiện trang trại của CCB Hoàng Minh Thanh có 10 ha tràm xanh tốt, trên 70 con bò, cùng hàng chục con Dê và lợn rừng, và hàng trăm con gà thả vườn. Thu nhập từ trang trại lên đến hàng trăm triệu mỗi năm. Anh được xem là CCB giàu có nhất vùng được các hội viên CCB học hỏi, làm theo.Thành công ở mô hình này, thời gian tới gia đình anh Thanh sẽ du nhập thêm nhiều con nuôi đặc sản nhằm mang lại giá trị kinh tế cao vừa phục vụ nhu cầu cho khu công nghiệp cảng biến nước sâu Vũng Áng.
Các mộ hình chăn nuôi Bò, Dề của CCB đem lại hiệu quả kinh tế cao
Những tấm gương cựu chiến binh tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở thị xã Kỳ Anh, mỗi người đều có cách nghĩ, cách làm khác nhau. Song ở họ đều hướng đến một mục tiêu chung đó là: xoá đói giảm nghèo, làm giàu bền vững cho gia đình và xã hội. Những thành quả to lớn ấy đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội và công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương hịên nay. Đối với ông Nguyễn Tiến Biền ở Phường Sông Trí , năm 1889, sau khi xuất ngũ trở về địa phương, không cam chịu cảnh đói nghèo, lạc hậu. Ông Nguyễn Tiến Biền đã từng trải qua rất nhiều nghề để kiếm kế mưu sinh. Từng làm cán bộ ở công ty vận tải biển Kỳ Anh đến nhận thầu các công trình xây dựng và trở thành giám đốc công ty TNHH xây dựng 5658. Nhờ năng động, nhạy bén trên thị trường nên công ty 5658 do Ông Biền làm giám đốc ngày càng phát triển lớn mạnh, hàng năm tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động thời vụ và hơn chục lao động thường xuyên. Điều đáng nói ở ông Nguyễn Tiến Biền là một doanh nhân làm ăn thành đạt, luôn là mạnh thường quân giúp đỡ các gia đình khó khăn, hoạn nạn, người già cả neo đơn, ốm đau, nhất là những đồng đội của mình không gặp nhiều may mắn trong cuộc sống với những phần quà và lời hỏi thăm ấm áp nghĩa tìn
Trong những năm qua, phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trong hội viên hội CCB thị xã Kỳ Anh đạt được những kết quả đáng ghi nhận. 12 hội CCB xã- phường đều có hội viên làm kinh tế giỏi và có phong trào phát triển kinh tế sôi động trong hội viên hội cựu chiến binh góp phần thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội như: mở rộng ngành nghề, chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, mạnh dạn đầu tư sản xuất hàng hóa theo hướng kinh tế đô thị. Nhất là các cơ sở hội cựu chiến binh ở trong khu kinh tế Vũng Áng, sau khi nhường đất nông nghiệp cho dự án Formosa, nhiều hộ dân nói chung cũng như hội viên hội cựu chiến binh ở đây đã nhanh chóng chuyển đổi nghề, chọn cho mình một hướng đi phù hợp trên vùng đất mới sớm ổn định cuộc sống.
Mô hình chăn nuôi gà thả vườn và lợn rừng môi năm cho thu nhâp trên 100 triệu đồng
Nhiều hội viên đã đầu tư đúng hướng trong phát triển sản xuất chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho gia đình, tạo nhiều việc làm mới cho con em và hội viên CCB. Các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi trong hội viên ngày phát triển, thị xã Kỳ Anh hiện có 101 mô hình CCB làm kinh tế giỏi, trong đó, có 11 công ty, doanh nghiệp, trang trại sản xuất, chăn nuôi kinh doanh có thu nhập cao, góp phần quan trọng vào xây dựng mô hình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập trong xây dựng nông thôn mới của thị xã Kỳ Anh. Nhờ vậy, đời sống của nhiều hội viên CCB có bước cải thiện đáng kể, 90% số hộ CCB đã có mức sống trung bình trở lên. trên 50% hội viên CCB có mức sống khá và giàu. Từ đó, các hoạt động của hội cũng ngày càng phong phú hơn, hội viên tâm huyết găn bó với các phong trào, hoạt động của hội cựu chiến binh.
Chiến tranh đã lùi xa, giờ đây trên "trận tuyến" mới các anh vẫn phát huy được bản chất và truyền thống tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ" hăng hái xung phong trên mọi lĩnh vực xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hăng say lao động sản xuất làm giàu cho chính mình, gia đình và quê hương, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương đất nước, góp phần đưa thị xã Kỳ Anh sớm trở thành đô thị loại 3 trong năm 2018.
Theo Quỳnh Nga- Anh Tuấn/Thị xã Kỳ Anh