Hội viên Hội CCB thị xã Kỳ Anh đẩy mạnh phong trào giúp nhau làm kinh tế giỏi

Mô hình kinh tế của CCB Nguyễn Văn Cử, Giao dân ở thôn Hoa Sơn xã Kỳ Hoa

Mô hình kinh tế của CCB Nguyễn Văn Cử, Giao dân ở thôn Hoa Sơn xã Kỳ Hoa

Giúp nhau phát triển kinh tế là một trong những phong trào thiết thực và ý nghĩa đang được Hội CCB thị xã Kỳ Anh quan tâm đẩy mạnh. Từ phong trào này, đã có nhiều hội viên CCB đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

 

 

Hội CCB thị xã Kỳ Anh có 3.500 hội viên, sinh hoạt ở 14 cơ sở hội. Phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", trong nhiệm kỳ 2012- 2017, các cơ sở Hội đã phát động phong trào Cựu chiến binh giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Thông qua phối hợp tổ chức tập huấn phổ biến các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, hướng dẫn kỹ thuật,tham quan học tập các mô hình tiêu biểu …. Nhằm tạo điều kiện cho hội viên có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, hội CCB thị xã đã phối hợp với tập đoàn VINGROUP khảo sát và cấp 260 con bê nghé, trị giá gần 2,9 tỷ đồng cho 260 hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời đứng ra hợp đồng Ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn trên 78 tỷ đồng đầu tư sản xuất, kinh doanh.

          Nhiều hội viên Cựu chiến binh trong khu kinh tế Vũng Áng sau khi di dời lên các khu tái định cư đã đoàn kết, giúp nhau ổn định nơi ăn ở, sử dụng hợp lý nguồn kinh phí bồi thường để xây dựng, chỉnh trang nhà ở và đầu tư phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ, thương mại nên đã ổn định được đời sống. Nhiều Cựu chiến binh đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị vận tải, san lấp mặt bằng, thành lập công ty, doanh nghiệp như Hội viên Nguyễn Hòa Việt, Mai Quốc Tế, Trần Xuân Hồ, Nguyễn Hòa Trang, Nguyễn Thái Học… Nhiều hộ đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi, trồng nấm như hội viên Nguyễn Xuân Kiều ở Kỳ Liên, Hoàng Minh Thanh ở Kỳ Phương, Chu Thị Nhuận ở Kỳ Long, Nguyễn Văn Cảnh ở Kỳ Ninh. Nhiều Cựu chiến binh ở Kỳ Trinh, Kỳ Ninh, Kỳ Hà, Kỳ Hưng phát huy thế mạnh, đầu tư nuôi trồng, khai thác chế biến thủy hải sản hoặc đầu tư phát triển dịch vụ nhà hàng, khách sạn.Đến naytoàn thị xã đã có 106 mô hình Cựu chiến binh sản xuất, chăn nuôi, 70 mô hình kinh doanh, dịch vụ có đăng ký thuế, trong đó có 11 công ty, doanh nghiệp, 6 Hợp tác xã do Cựu chiến binh làm chủ.

 

Hôi CCB giúp nhau  phát triển kinh tế

 

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, các cấp hội còn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau bằng việc xây dựng quỹ hội thông qua nhiều hình thức như: động viên hội viên đóng góp, phối hợp với chính quyền  nhận làm các công trình.Trong đó riêng Cựu chiến binh trực tiếp làm 23 nhà tình nghĩa cho hội viên khó khăn, mua 157 sổ tình nghĩa tặng thương binh, bệnh binh và các gia đình chính sách giá trị 60 triệu đồng.. Ngoài ra các cấp hội cơ sở và chi hội đều tổ chức cho anh chị em đi thăm lại chiến trường xưa, thăm viếng đồng đội đang yên nghỉ tại các Nghĩa trang Liệt sỹ trong và ngoài tỉnh.

Chính nhờ sự nỗ lực của các CCB và sự hỗ trợ, giúp nhau phát triển kinh tế của toàn thể hội viên CCB trên địa bàn thị xã, những hoạt động có hiệu quả của phong trào "CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi" đã tạo nên sự gắn kết trong hội viên, giữa hội viên với tổ chức hội, thu hút CCB vào hội ngày càng đông.Từ phong trào này, đời sống kinh tế của hội viên và gia đình CCB được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo trong Cựu chiến binh giảm còn 4,6%. Trên 90% số hộ Cựu chiến binh đã có mức sống trung bình trở lên, gần 58% số hộ khá và giàu.

       Thông qua các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế Hội CCB luôn đóng vai trò nòng cốt trong các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", vận động thanh niên lên đường nhập ngũ, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, vì người nghèo, tích cực xây dựng đô thị văn minh.

                                                                                   Theo Minh Hằng-Anh Tuấn/thixakyanh.hatinh.gov.vn