Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Tái cơ cấu nông nghiệp đang đi đúng hướng
- Thứ sáu - 26/10/2018 06:11
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định nông nghiệp đạt nhiều kết quả nổi bật, tốc độ tăng trưởng đạt 3,65%. Ảnh minh hoạ: I.T
Chiều nay (26.10), Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế - xã hội. Là đại biểu đầu tiên giải trình về những vấn đề ĐBQH nêu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, tính đến hết tháng 9/2019, chúng ta đã có thể nhìn thấy được những kết quả nổi bật của ngành nông nghiệp: Tăng trưởng 3,65% - đây là mức tăng trưởng rất cao trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên có mấy vấn đề cần đặc biệt lưu ý.
Thứ nhất, tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã hứng chịu 6 cơn bão, về vật chất tính đến thời điểm này thiệt hại khoảng 15.000 tỷ đồng, so với 60.00 tỷ đồng của năm ngoái cho thấy thiệt hại đã giảm rất nhiều. Tuy nhiên, với tình hình cụ thể, biến đổi khí hậu phức tạp như hiện nay, ở tất cả các cuộc họp giao ban của Chính phủ, Bộ ngành đều khẳng định không bao giờ được chủ quan.
Nếu nhìn vào năm 2016, 2017 chúng ta càng không được chủ quan. Còn nhớ trận lũ chồng lũ cuối năm 2016 tại Bình Định, khi đó thiệt hại vô cùng lớn. Vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu, mặc dù còn có 2 tháng nữa là hết năm nhưng mùa mưa bão chuyển vào Nam Trung Bộ, trong khi biến đổi khí hậu là bất khả kháng, nhưng chúng ta phải tập trung tinh thần, mọi giải pháp để đề phòng mưa bão, giảm bớt thiệt hại do biến đổi khí hậu, lũ lụt.
Thứ 2, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, cần hết sức đề phòng dịch tả lợn châu Phi. Tính đến nay, dịch bệnh nguy hiểm này đã xảy ra ở 19 nước trên thế giới. Đặc biệt là tại Trung Quốc, dịch bệnh đã lây lan tới 17 tỉnh và hiện đã xuất hiện ở Vân Nam – gần với biên giới nước ta rồi. Việc này Thủ tướng cũng đã có công điện khẩn. Bộ và tất cả các địa phương đang tập trung hết sức quyết liệt, bởi nếu dịch bệnh xảy ra với chăn nuôi lợn thì vô cùng nguy hiểm, tốc độ tăng trưởng sẽ không thể đảm bảo.
Thứ 3, với quy mô nền kinh tế chung, trong đó có nông nghiệp, độ mở rất lớn, đặc biệt là với xuất khẩu nông sản, chỉ cần một chút biến động rủi ro về thương mại là đã bị ảnh hưởng tới tiêu thụ trong nước. Vừa rồi nước bạn nghỉ Quốc khánh mấy ngày mà đã gây ra tình trạng ùn ứ thanh long, gây giảm giá trong nước.
"Bất kì nguy cơ rủi ro nào xảy ra là ảnh hưởng tới tăng trưởng, do đó đề nghị từ nay tới cuối năm chúng ta cần phải tích cực đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, tăng cường các biện pháp đề phòng rủi ro để giữ vững tốc độ tăng trưởng" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, các nhà nghiên cứu khoa học dự báo, khí hậu đang từ trạng trái khí tượng trung bình chuyển sang trạng trái Elnino, trong năm tới thời tiết sẽ khắc nghiệt hơn, nắng hạn sẽ khốc liệt hơn, các vùng ĐBSCL, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ sẽ bị tổn thương mà trước mắt là ở ngay vụ đông xuân.
Chính vì thế ngay từ tháng 10, 11, phải tập trung gieo cấy xong vụ đông xuân. Chúng ta phải có ý thức giữ thành quả năm 2018 và phải có nhóm giải pháp ngay củng cố thành quả, nhân đà phát triển trong năm 2019.
Về vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM), từ kỳ họp cuối năm 2016 đã có Nghị quyết số 32 giám sát của Quốc hội. Đây là một nội dung rất lớn. Khi đó chương trình này mới hoàn thành hơn 17,5% số xã đạt chuẩn NTM, so với mục tiêu đề ra thì còn rất xa. Khi đó đang xảy ra 1 hiện tượng mà nếu không kìm lại thì sẽ trở thành vấn đề hết sức nóng bỏng, đó là nợ đọng xây dựng cơ bản lên tới 16.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ tiêu chí với 19 tiêu chí đặt ra không phù hợp với tất cả các vùng miền. Việc huy động nguồn lực không phù hợp với nhiều địa phương, ở thành phố thì huy động dễ, nhưng ở nông thôn, miền núi thì gặp nhiều khó khăn, trong khi đó phân bổ nguồn lực ngân sách lại đồng đều. Điều này khiến các vùng sâu, xa đã khó khăn càng khó khăn hơn, khi thực hiện xây dựng NTM khoảng cách giàu nghèo càng xa hơn. Nếu lúc đó chúng ta không kịp thời tập trung chỉ đạo giữa T. Ư và địa phương thì kết quả sẽ không đồng bộ.
"Và đến giờ phút này, sau 3 năm thực hiện chương trình giai đoạn 2016-2020 đã có hơn 42% số xã đạt chuẩn, đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Về nợ đọng cơ bản, hiện chỉ còn 1.200 tỷ đồng, hạ xuống 92%, nợ còn lại chủ yếu là các chương trình đang triển khai dở đang. Điều đó cho thấy chương trình ngày càng đi vào thực chất, không chạy theo thành tích. Thêm vào đó, Bộ tiêu chí cũng đã được chỉnh sửa phù hợp phù hợp với các vùng miền, qua 3 năm thực hiện không còn địa phương nào phản ánh là không phù hợp nữa" - ĐB Nguyễn Xuân Cường khẳng định.
Còn về phân bổ nguồn lực, theo quyết định đầu tư trung hạn chương trình xây dựng NTM giai đoạn này sẽ được đầu tư 163.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách đầu tư 63.000 tỷ, gấp 4 lần so với giai đoạn trước. Đặc biệt, các xã vùng khó khăn, bãi ngang được phân bổ nguồn vốn với hệ số gấp 4-5 lần các xã vùng thuận lợi. Cơ chế này đã thực sự đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên, theo góp ý của ĐB Mai Sỹ Diến (Đoàn ĐBQH Thanh Hoá), chúng ta cần tập trung nhiều hơn vào nội dung thúc đẩy sản xuất, văn hoá xã hội, môi trường – đây cũng là những nội dung cốt cách của chương trình xây dựng NTM, thì vừa qua, Chính phủ, các bộ ban ngành đã đầu tư tập trung hơn cho vấn đề này, trong đó phải kể tới chương trình phát triển OCOP; phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM… Những chương trình này đang đem lại những kết quả bước đầu, đi vào thực chất, đem lại lợi ích bền vững cho người dân.
Tái cơ cấu nông nghiệp đang đi đúng hướng Về nội dung tái cơ cấu nông nghiệp, đến bây giờ chúng ta đang chuẩn bị tổng kết 5 năm, kể từ tháng 6/2013. Xin khẳng định chúng ta đang đi đúng hướng, có được kết quả ban đầu rất tích cực. Thể hiện ở mấy điểm: Một là sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng Hai là tổng phát triển thị trường đến nay nông sản đã xuất khẩu tới 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 5 năm tổng giá trị xuất khẩu nông sản mang về cho đất nước là 200 tỷ USD, thặng dư đạt 50 tỷ USD. Việc khẳng định phát triển 3 nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia cũng đang đi đúng hướng, gồm nhóm sản phẩm quốc gia (là những sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD), nhóm sản phẩm vùng, nhóm sản phẩm của tỉnh. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường |