Chuyển đổi lao động khi tái cơ cấu nông nghiệp
- Thứ tư - 22/04/2015 23:07
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Công ty TNHH EXEDY Việt Nam, vốn đầu tư Nhật Bản, hoạt động tại khu công nghiệp Khai Quang (Vĩnh Phúc), chuyên sản xuất bộ ly hợp xe máy cung cấp cho các nhà sản xuất xe máy lớn như Yamaha, Honda, Suzuki… tạo việc làm cho 330 lao động.
* Được biết đến là tỉnh phát triển mạnh công nghiệp, đô thị hóa nhanh nhưng so với nhiều địa phương, Vĩnh Phúc ít có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Vậy xin ông cho biết Vĩnh Phúc cần phải làm gì để việc tái cơ cấu nông nghiệp đạt hiệu quả?
Công nghiệp phát triển mạnh, đô thị hóa nhanh, Vĩnh Phúc đã tập trung đầu tư trở lại cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, luôn là tỉnh đi đầu trong cơ chế hỗ trợ cho lĩnh vực này những năm qua. Nhưng tỉnh chưa có giải pháp đủ mạnh tạo nên sự đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các khu vực khác, trong khi đó, bản thân ngành nông nghiệp không tự giải quyết được các vấn đề bất hợp lý, tồn tại này.
Để giải bài toán cho nông nghiệp Vĩnh Phúc phát triển theo hướng tăng giá trị gia tăng, hiệu quả và bền vững thì cần có những giải pháp quyết liệt mang tính đột phá để tháo gỡ hàng loạt các vấn về, các điểm nghẽn đang là cản trở. Đó là giải quyết vấn đề đất đai, chẳng hạn như hỗ trợ hình thành các khu sản xuất hàng hóa, cánh đồng lớn. Khi đó, vấn đề chuyển nhượng, cho thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất nông nghiệp khác... sẽ có cơ chế, chính sách cụ thể. Hay trong tổ chức sản xuất thì vấn đề chuyển đổi hợp tác xã (HTX) cũ, hình thành HTX, mô hình hợp tác kiểu mới như thế nào khi hiện có tới 219/259 HTX phải ngừng hoạt động và giải thể. Quan trọng nhất là phải xây dựng được nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp có tính chuyên nghiệp hóa cao để hình thành đội ngũ công nhân nông nghiệp, các chủ trang trại có tư duy quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh như doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ là đơn vị đi tiên phong để hỗ trợ thị trường, là vệ tinh, là mô hình về kỹ năng quản lý, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất cho nông dân.
Theo tính toán trong thời gian tới, mỗi năm Vĩnh Phúc có khoảng 6.000 - 7.000 lao động tăng mới, và khoảng 9.000 - 10.000 lao động có nhu cầu chuyển dịch khỏi ngành nông nghiệp, dôi dư lao động là vấn đề rất lớn, đặc biệt khi tái cơ cấu nông nghiệp, khi đưa khoa học công nghệ cao vào sản xuất.
Vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp sắp tới Vĩnh Phúc sẽ gắn với chuyển đổi lao động nông thôn. Đây là vấn đề rất khó, áp lực chuyển đổi lao động và việc làm ngày càng gay gắt nếu như không có các giải pháp đồng bộ và quyết liệt.
* Vậy, Vĩnh Phúc sẽ giải bài toán lao động trong nông nghiệp như thế nào, thưa ông?
Với quan điểm lấy phát triển công nghiệp và dịch vụ làm nền tảng để tăng đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp nhằm tạo nhiều việc làm, giải quyết lao động dôi dư trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, ổn định xã hội; phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp phù hợp với trình độ của lao động nông thôn để rút lao động ra khỏi nông nghiệp. Như vậy, có một nội dung quan trọng cần được khẳng định thêm trong quan điểm về tái cơ cấu nông nghiệp ở Vĩnh Phúc là phải được gắn chặt với công tác đào tạo. Đào tạo theo quan điểm “giáo dục phổ thông là nền tảng, đào tạo nghề là khâu đột phá; đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý là then chốt”. Từ đó, bằng nhiều giải pháp để giải quyết việc làm, giải quyết vấn đề chuyển đổi lao động nông nghiệp, nông thôn.
Do vậy, tỉnh đã và đang xây dựng hàng loạt các giải pháp, trong đó chú trọng thực hiện việc phân luồng đào tạo, đào tạo nghề và đào tạo lại cho người lao động. Công tác phân luồng học sinh được thực hiện ngay từ trung học cơ sở và đi kèm với đó là hàng loạt chính sách đối với từng độ tuổi. Riêng kế hoạch xuất khẩu lao động, tỉnh đang đặt ra hàng loạt các cơ chế, chính sách, trong đó rất chú ý tới vấn đề đào tạo, hỗ trợ các kinh phí để xuất khẩu lao động vào các thị trường có tiềm năng.
Xin cảm ơn ông!
Công nghiệp phát triển mạnh, đô thị hóa nhanh, Vĩnh Phúc đã tập trung đầu tư trở lại cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, luôn là tỉnh đi đầu trong cơ chế hỗ trợ cho lĩnh vực này những năm qua. Nhưng tỉnh chưa có giải pháp đủ mạnh tạo nên sự đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các khu vực khác, trong khi đó, bản thân ngành nông nghiệp không tự giải quyết được các vấn đề bất hợp lý, tồn tại này.
Để giải bài toán cho nông nghiệp Vĩnh Phúc phát triển theo hướng tăng giá trị gia tăng, hiệu quả và bền vững thì cần có những giải pháp quyết liệt mang tính đột phá để tháo gỡ hàng loạt các vấn về, các điểm nghẽn đang là cản trở. Đó là giải quyết vấn đề đất đai, chẳng hạn như hỗ trợ hình thành các khu sản xuất hàng hóa, cánh đồng lớn. Khi đó, vấn đề chuyển nhượng, cho thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất nông nghiệp khác... sẽ có cơ chế, chính sách cụ thể. Hay trong tổ chức sản xuất thì vấn đề chuyển đổi hợp tác xã (HTX) cũ, hình thành HTX, mô hình hợp tác kiểu mới như thế nào khi hiện có tới 219/259 HTX phải ngừng hoạt động và giải thể. Quan trọng nhất là phải xây dựng được nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp có tính chuyên nghiệp hóa cao để hình thành đội ngũ công nhân nông nghiệp, các chủ trang trại có tư duy quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh như doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ là đơn vị đi tiên phong để hỗ trợ thị trường, là vệ tinh, là mô hình về kỹ năng quản lý, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất cho nông dân.
Theo tính toán trong thời gian tới, mỗi năm Vĩnh Phúc có khoảng 6.000 - 7.000 lao động tăng mới, và khoảng 9.000 - 10.000 lao động có nhu cầu chuyển dịch khỏi ngành nông nghiệp, dôi dư lao động là vấn đề rất lớn, đặc biệt khi tái cơ cấu nông nghiệp, khi đưa khoa học công nghệ cao vào sản xuất.
Vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp sắp tới Vĩnh Phúc sẽ gắn với chuyển đổi lao động nông thôn. Đây là vấn đề rất khó, áp lực chuyển đổi lao động và việc làm ngày càng gay gắt nếu như không có các giải pháp đồng bộ và quyết liệt.
* Vậy, Vĩnh Phúc sẽ giải bài toán lao động trong nông nghiệp như thế nào, thưa ông?
Với quan điểm lấy phát triển công nghiệp và dịch vụ làm nền tảng để tăng đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp nhằm tạo nhiều việc làm, giải quyết lao động dôi dư trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, ổn định xã hội; phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp phù hợp với trình độ của lao động nông thôn để rút lao động ra khỏi nông nghiệp. Như vậy, có một nội dung quan trọng cần được khẳng định thêm trong quan điểm về tái cơ cấu nông nghiệp ở Vĩnh Phúc là phải được gắn chặt với công tác đào tạo. Đào tạo theo quan điểm “giáo dục phổ thông là nền tảng, đào tạo nghề là khâu đột phá; đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý là then chốt”. Từ đó, bằng nhiều giải pháp để giải quyết việc làm, giải quyết vấn đề chuyển đổi lao động nông nghiệp, nông thôn.
Do vậy, tỉnh đã và đang xây dựng hàng loạt các giải pháp, trong đó chú trọng thực hiện việc phân luồng đào tạo, đào tạo nghề và đào tạo lại cho người lao động. Công tác phân luồng học sinh được thực hiện ngay từ trung học cơ sở và đi kèm với đó là hàng loạt chính sách đối với từng độ tuổi. Riêng kế hoạch xuất khẩu lao động, tỉnh đang đặt ra hàng loạt các cơ chế, chính sách, trong đó rất chú ý tới vấn đề đào tạo, hỗ trợ các kinh phí để xuất khẩu lao động vào các thị trường có tiềm năng.
Xin cảm ơn ông!
Bích Hồng (thực hiện)
Theo baotintuc.vn
Theo baotintuc.vn