Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sâu rộng, bền vững hơn

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sâu rộng, bền vững hơn
Chiều 21/5, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn chủ trì buổi làm việc với Sở NN&PTNT để nghe báo cáo tình hình thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và các nhiệm vụ trọng tâm UBND tỉnh giao.
Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sâu rộng, bền vững hơn
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Ngành NN&PTNT cần điều chỉnh kế hoạch sản xuất theo quy hoạch và theo thị trường, trong đó hướng vào các sản phẩm chủ lực

Đến thời điểm này, Sở NN&PTNT đã hoàn thành 114/146 đầu việc mà UBND tỉnh giao từ đầu năm 2015. Trong đó có một số nhiệm vụ trọng tâm như: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng vùng ven biển, vùng đồi, rừng; điều chỉnh, bổ sung QH phát triển chăn nuôi, vùng chăn nuôi tập trung và QH phát triển trang trại, vùng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp; thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai của tỉnh... Sở NN&PTNT đang thực hiện 27 đầu việc, có 5 đầu việc đang bị chậm tiến độ.

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sâu rộng, bền vững hơn
Giám đốc Sở NN&PTNT Đặng Ngọc Sơn báo cáo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các nhiệm vụ UBND tỉnh giao

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thực hiện đúng nhiệm vụ trọng tâm, xuất hiện nhiều mô hình tăng trưởng mới trên tất cả các lĩnh vực và các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực. Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được quan tâm đúng mức, đặc biệt là tăng cường thanh tra hoạt động SXKD giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn, kiểm soát giết mổ; thực hiện đề án phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm thường gặp, đề án giao đất, giao rừng.

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sâu rộng, bền vững hơn
Ông Bùi Quang Hoàn - Phó GĐ Sở NN&PTNT: Cần căn cơ thị trường đối với các sản phẩm chủ lực, trong đó mấu chốt là phải xây dựng hợp đồng liên kết giữa DN với nông dân một cách dài hơi hơn

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới, hình thức sản xuất mới. Đến nay, toàn tỉnh có 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 57 xã đạt từ 10-18 tiêu chí, 122 xã đạt từ 7-9 tiêu chí, không còn xã dưới 5 tiêu chí.

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sâu rộng, bền vững hơn
Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Chi cục trưởng Chi cục BVTV: Trên thực tế, nhiều mô hình sản xuất rất có hiệu quả nhưng khi chuyển giao sang cho chủ thể sản xuất là nông dân lại thiếu chuyên nghiệp, liên kết sản xuất DN- HTX còn lỏng lẻo
Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sâu rộng, bền vững hơn
Ông Dương Đức Thắng - Tổng giám đốc Tổng KSTM Hà Tĩnh:Hiện Tổng công ty đang chuyển vùng sản xuất sang vùng chuyên canh. Đến cuối năm 2015, tổng công ty sẽ xây dựng 150 ha măng tây, 200 ha hành, đồng thời đầu tư kho lạnh nhằm đảm bảo cung ứng nguồn hàng ổn định cho thị trường

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn khẳng định: ngành NN&PTNT đã có chuyển biến cơ bản, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới, tạo vị thế trụ cột trong cơ cấu kinh tế. Ý thức sản xuất hàng hóa của nông dân được nâng lên, một số người dân trở thành doanh nghiệp, đồng thời thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; sản xuất theo chuỗi giá trị được khẳng định, đánh thức tỉnh lợi thế của địa phương, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vẫn bộc lộ một số tồn tại như: chưa sâu, thiếu bền vững, mở ra diện rộng nhưng chưa phổ biến trên đại đa số nông dân; tổ chức sản xuất gắn với thị trường nhằm giúp sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa vẫn chưa cao; liên kết sản xuất lỏng lẻo, vẫn chứa đựng nhiều rủi ro. Nông thôn mới có chiều hướng chững lại về mặt toàn diện. Nguyên nhân chính là do ngành chưa có sự điều chỉnh kịp thời phù hợp trong chỉ đạo sản xuất; chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu chưa bám sát, tâm huyết; phối kết hợp và xác định chủ thể sản xuất, chủ thể “đầu kéo” và nhà nước hỗ trợ sản xuất thiếu nhất quán.

Thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT đánh giá lại toàn diện các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ tái cơ cấu theo hướng chi tiết, cụ thể và bền vững. Thực hiện điều chỉnh kế hoạch sản xuất theo quy hoạch và theo thị trường, trong đó hướng vào các sản phẩm chủ lực, chủ yếu.

Sở NN&PTNT cần phối hợp với Sở Công thương, Sở KHCN làm thủ tục xác định thương hiệu sản phẩm của địa phương; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ KHKT; tinh giản các thủ tục; tăng cường công tác tuyên truyền.

Nguyễn Oanh
Theo baohatinh.vn